Áp dụng công nghệ ‘Bức xạ từ’ giải quyết vấn đề thiếu nguồn nước phục vụ hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn

Bài viết này xin phép được đăng lại (có điều chỉnh cho đúng với từ ngữ chuyên môn khoa học) bài “Áp dụng ‘Tia đất’ giải quyết vấn đề thiếu nguồn nước phục vụ hoạt động của Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Tỉnh Lạng Sơn” được đăng vào tháng 11/2017 trên cổng thông tin điện tử của Sở Khoa học công nghệ tỉnh Lạng Sơn.
“Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, được thành lập tại Quyết định số 1885/QĐ-UB ngày 8/10/2003 của UBND tỉnh. Thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Năm 2008, Trung tâm được UBND tỉnh bổ sung thêm nhiệm vụ thực hiện hợp tác quốc tế. Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, nâng cao năng suất chất lượng, giá trị của sản phẩm hàng hóa, để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, Trung tâm đã triển khai thực hiện nhiều dự án, mô hình ứng dụng KH&CN vào sản xuất đời sống, tạo ra ngành nghề mới, tăng thêm đối tượng cây trồng vật nuôi, phục vụ phát triển nông nghiệp của tỉnh.
Với nhiệm vụ chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nên các yếu tố chủ yếu tác động đến hoạt động của Trung tâm là trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhận thức cũng như tập quán canh tác của người dân trên địa bàn và cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu thử nghiệm, khảo nghiệm,… Bên cạnh đó, một yếu tố tuy nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm đó là nguồn nước để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày như nuôi cấy mô tế bào, chăm sóc vườn cây đầu dòng, vườn nho, các mô hình, dự án hiện đang triển khai thực hiện và nước phục vụ cho sinh hoạt,… Tuy nhiên, nguồn nước để phục vụ cho các hoạt động này thường không đủ và ổn định đã phần nào ảnh hưởng tới chất lượng cũng như hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được giao của Trung tâm. Với diện tích đất được giao sử dụng 16.672m2, Trung tâm đã áp dụng các biện pháp để khắc phục như khoan giếng theo phương pháp khoan xác suất tại các vị trí trong khuôn viên khu đất nhưng không có hiệu quả. Nguồn nước từ bên ngoài cung cấp lại không đủ và không ổn định.
Tháng 4 năm 2013, trong một buổi làm việc giữa Sở Khoa học và Công nghệ với Công ty CP nghiên cứu Môi trường Tia Đất bảo vệ sức khỏe. Trung tâm đã có dịp tiếp cận với một phát minh khoa học mới của TS. Vũ Văn Bằng, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Nước và Môi trường thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đồng thời là Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất BVSK, phát minh đó đã được ứng dụng hiệu quả trong thực tế, có thể giải quyết được vấn đề về nguồn nước của Trung tâm. Đó chính là “tia đất”, nếu dùng thuật ngữ khoa học thì đó là công nghệ ‘Bức xạ từ’. Công nghệ này ứng dụng trong việc dò tìm, phân tích ‘từ trường pha’ để phát hiện nhiều đối tượng khác nhau trong lòng đất. ‘Từ trường pha’ là từ trường xuất hiện khi và chỉ khi các vật thể chuyển động hoặc tiếp xúc tương tác chuyển hóa lẫn nhau, là trường vật chất đặc biệt – trường bức xạ từ thứ cấp.
Tại thực địa, TS. Vũ Văn Bằng đã sử dụng thiết bị mới do ông sáng chế mang tên BTX-09 để tìm mạch nước ngầm trên khu đất của Trung tâm. Đó là một thiết bị nhỏ gọn, gồm một khung kim loại như một cảm biến lắp trên một trục quay gắn với chiếc hộp nhỏ. Dựa vào góc quay và cường độ đo được lực từ của ‘từ trường pha’, ông có thể đưa ra các thông số về chiều sâu, lưu lượng nước. Đo vài lần trong khu vực khuôn viên 16.672m2 đất của Trung tâm, ông khẳng định bên dưới không có mạch nước ngầm (điều này lý giải việc Trung tâm đã khoan thử rất nhiều lần mà không tìm ra mạch nước). Đi một đoạn cách trụ Sở Trung tâm mấy chục mét về hướng Đông Bắc, máy đo ‘từ trường pha’ của TS. Vũ Văn Bằng quay mạnh, đo vài lần trong bán kính khoảng 1km, ông định vị cho 01 vị trí, khẳng định chiều sâu và lưu lượng nước.

Mới đầu, ai cũng hoài nghi trước những thông số về chiều sâu, khối lượng nước và độ tin cậy của thiết bị BTX-09 nói trên. Tuy nhiên, khi mũi khoan xuống độ sâu 72m đúng như chiều sâu được báo trước thì kết quả thật không ngờ, mọi sự hoài nghi đều tan biến. Có thể khẳng định “tia đất” – Công nghệ ‘Bức xạ từ’ là một phương pháp kiếm tìm mới với chi phí thấp, lại rất hiệu quả, có thể tìm mạch nước ngầm không cần khoan thăm dò.

Đến nay thì Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN đã có thể chủ động về nguồn nước để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Đồng thời, Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất BVSK đã triển khai áp dụng công nghệ ‘bức xạ từ’ vào việc tìm kiếm nước ngầm (kể cả tìm kiếm nguồn nước nóng, xác định biên xâm nhập mặn…) trên hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước và đạt hiệu suất rất cao”.
(xem thêm một số công việc tìm nước ngầm của Công ty tại các tỉnh thành khác)
Công Ty CP Nghiên Cứu Môi Trường Tia Đất Bảo Vệ Sức Khỏe
Phó Giám Đốc
Ths. Vũ Quang Đức
(Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ công việc vui lòng liên hệ số: 0914 374 333 – 0913 203 452 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi TẠI ĐÂY. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!)