Công nghệ Bức xạ từ vào cuộc: Giải mã “bí ẩn” khu hầm ngầm dưới đình cổ Quán La, Hà Nội

Trong thời gian gần đây, trên một số trang báo mạng xuất hiện nhiều tiêu đề nghe khá “giật gân” như: “Lăng mộ nhiều vàng ngọc ngay giữa Hà Nội”; “Bí ẩn hầm mộ nhiều ngách giữa lòng Hà Nội”; “Địa đạo” mới phát hiện giữa Hà Nội: Mộ Hán 100% …
Và mới đây nhất: “Bí ẩn khu hầm ngầm dưới Đình cổ Quán La”
Những tiêu đề trên thực chất xoay quanh câu chuyện về chiếc hầm dưới đình cổ Quán La Hà Nội. Vậy thực chất nó là gì?
Vài nét về Đình Quán La
Trong sách “Tây Hồ Chí” có ghi, quán nằm trên đỉnh của gò Thất Diệu. Quán thờ Huyền Nguyên Đại Đế. Vào niên hiệu Khai Nguyên đời Đường, Thứ sử Quảng Châu là Lư Hoán làm đô hộ Giao Châu thấy đất đai bằng phẳng, sông Già La chảy quanh, phong cảnh đẹp đẽ nên xây quán và đề biển là quán Khai Nguyên, ý muốn biểu dương công sức nhà Đường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn gọi theo tên cũ là quán Già La.
Đến thời Lý thì quán này vẫn còn. Các vua Lý vẫn thường ra du ngoạn, lại thấy ở dưới chân núi có hang sâu và dài, sai người xây bậc gọi là động Thông Thiên. Đến thời Hậu Lê thì địa danh này được đổi thành Quán La.
Tuy nhiên, hồ sơ này chỉ đề cập đến công trình đình Quán La đang tồn tại hiện nay là do các vua Lý lập nên, không nhắc gì tới xuất xứ, lai lịch của công trình đang nằm dưới nền đình.
Đình Quán La đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia từ năm 1984. Trong hồ sơ đệ trình Bộ Văn hoá – Thông tin có đề cập đến một “cái hang” ở dưới nền đình, gọi là động Thông Thiên.
Riêng câu chuyện về “hang” này thì vẫn luôn luôn sôi nổi với nhiều đồn đại, nhiều cách lý giải khác nhau. Các cụ trong làng thì bảo đây là động thông sâu xuống đất, mùa nước thả quả bưởi thì trôi ra tận Hồ Tây. Không ít người cho là địa đạo kháng chiến chống quân Nguyên hay quân Minh. Có thuyết cho là hầm luyện đan sa của Đạo quán. Thông thường việc luyện đan phải làm bí mật, kín đáo, lửa lúc nào cũng đều, vì vậy người ta phải luyện trong hang sâu kín, hay đào hang dưới đất để luyện.
Tuy nhiên, tất cả đó đều là những lời đồn đại suy diễn.
Các nhà sử học đã vào cuộc
Cách đây đã lâu chừng 20 năm các nhà sử học Việt Nam đã đến nghiên cứu, xem xét, đánh giá và cho rằng đây là “mộ Hán”. Sau đó lại có thông tin đồn đại về “địa đạo” mới phát hiện tại Hà Nội (2010) một số chuyên gia lịch sử và khảo cổ học trở lại khu di tích đình Quán La (Xuân La, Tây Hồ). Qua khảo sát sơ bộ, các chuyên gia cho biết có đủ cơ sở để khẳng định đây là một ngôi mộ Hán, và cái gọi “địa đạo” này chỉ là một ngôi mộ táng thời Đông Hán loại mộ táng xây bằng gạch thời Bắc thuộc. Hầm mộ ăn sâu dưới nền Thượng điện đình Quán La và cửa vào mộ đã bị mở ra từ lâu. Đoàn khảo sát kiến nghị bảo tồn y nguyên để sau này có điều kiện sẽ tiến hành khảo sát và nghiên cứu tỷ mỷ (Viện khảo cổ học). Tuy nhiên đến nay công việc này vẫn chưa được triển khai. Tức là chưa có tài liệu số liệu cụ thể, đích thực và chính xác để chứng minh đây là ngôi mộ Hán. Nên “ngôi mộ Hán” vẫn chỉ là giả thuyết riêng của các nhà sử học mà thôi. Do đó đây vẫn là chủ đề hư thực để dư luận bàn tán với nhiều suy đoán khác nhau.
Mới đây vào 22/04/2019 báo Công an nhân dân có bài viết: “Bí ẩn khu hầm ngầm dưới đình cổ Quán La” và loạt báo khác cũng cùng đưa tin như vậy.


Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe tham gia nghiên cứu
Trước tình hình sôi động thực hư về “cái hang”, “địa đạo”, “hầm ngầm” “mộ Hán”…Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe ý thức được rằng đây là vấn đề có tính lịch sử, đặc biệt xã hội đang quan tâm, với khả năng có thể của mình, Công ty tình nguyện tham gia nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ vấn đề này. Cụ thể, mới đây Công ty đã cử nhóm các nhà khoa học do TS. Vũ Văn Bằng chủ trì đã đến Đình Quán La và được sự nhất trí của Thủ từ tiến hành khảo sát đo đạc bằng máy móc vật lý hiện đại.
Kết quả câu chuyện về “cái hang”, “địa đạo”, “hầm ngầm”, “mộ Hán” đã được làm sáng tỏ bằng công nghệ bức xạ từ – công nghệ sáng tạo bởi Công ty Tia đất.
Các bước khảo sát nghiên cứu:
Công việc khảo sát đo đạc được triển khai từng bước một cho từng đối tượng khác nhau, gồm:
- Bước 1: Trước hết khử nhiễu bởi các trường vật lý tự nhiên và nhân tạo có trong khu vực nghiên cứu như xạ khí (chất khí phóng xạ), điện từ trường của đường điện cao thế, đường điện thành phố, các trạm phát sóng, hệ thống máy móc gia dụng chạy điện… kể cả vật liệu xây đình, đồ vật bầy biện trong đình…
- Bước 2: Đo đạc kiểm tra cấu trúc địa chất nền đất của đình để phát hiện những dị thường địa chất ở dưới sâu như sông ngầm, túi bùn, cát chảy, kể cả kênh mương, ngòi lạch, ao hồ cổ bị vùi lấp do mưu sinh của con người. Tức là làm rõ bức tranh toàn cảnh về đất nền của khu vực đình.
- Bước 3: Đo đạc trực tiếp vào đối tượng nghiên cứu chính cần được làm sáng tỏ là “hầm ngầm”. Cụ thể trước hết đo ở trên mặt đất xác định chính xác vị trí, hình dạng mặt bằng và kích thước của hầm ngầm, đặc biệt kiểm tra tin đồn là “địa đạo” có hay không 3 nhánh ra Hồ Tây, sông Hồng…S au đó đi xuống hầm ngầm đo kiểm tra có “mộ Hán”, có đồ vật quý giá cất dấu ở đây không…
- Bước 4: Đo đạc trên mặt đất kiểm tra toàn bộ diện tích khu đình để xem có hay không hầm ngầm khác, có hay không mồ mả hài cốt cổ từng chôn cất ở đây nhưng theo thời gian bị mất dấu hoặc có kho báu vật cất dấu ở nơi đây hay không …



Kết quả:
- Về “cái hang”, “địa đạo”, “hầm ngầm”, “mộ Hán”… Kết quả đo kiểm tra chứng minh đây chỉ là “hầm ngầm” theo đúng nghĩa, tức là không phải là “địa đạo” và cũng không phải là “mộ Hán” hoặc nơi chôn dấu báu vật. Vậy người xưa đào hầm này để làm gì, câu trả lời không thuộc chuyên môn của Công ty chúng tôi, nên mạn phép không có ý kiến dù chỉ là giả thuyết, xin nhường lại cho giới lịch sử và khảo cổ xem xét.
- Về những dị thường khác. Nhóm khảo sát đo đạc đã phát hiện trong khuôn viên đình có ngôi mộ cổ trong quan ngoài quách và kèm theo đồ tùy táng quý phân bố xung quanh.
Kết luận
Như vậy câu chuyện về “cái hang”, “địa đạo”, “hầm ngầm”, “mộ Hán” ở Đình Quán La (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã rõ, hiện tại đó là cái “hầm ngầm” không hơn không kém.
Ngôi mộ cổ và đồ tùy táng kèm theo được phát hiện bằng máy ở trong khuôn viên Đình Quán La, Công ty Tia đất xin phép không trình bày cụ thể ở đây, khi nào có dịp thuận lợi chúng tôi sẽ làm việc với các nhà sử học và khảo cổ học theo đúng quy trình luật định của Nhà nước.
Công Ty CP Nghiên Cứu Môi Trường Tia Đất Bảo Vệ Sức Khỏe
Quang Đức
(Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ công việc vui lòng liên hệ số: 0914 374 333 – 0913 203 452 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi TẠI ĐÂY. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!)