Gò Đống Đa – Hà Nội: Gò tự nhiên hay mồ chôn quân Thanh ? Bí ẩn đã được giải mã

Gò Đống Đa là một gò đất và là một di tích nằm bên đường phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Tại đây năm 1789 quân Tây Sơn đã đại phá và đánh thắng quân nhà Thanh Trung Quốc trong Trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
Gò Đống Đa được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia năm 1962, có diện tích hơn 6.000m. Trên gò từng có đền Trung Liệt, thờ những nhân vật lịch sử có công lớn với đất nước như: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… nhưng đã bị phá hủy, chỉ còn dấu tích nền móng.

Tranh luận chưa có hồi kết
Chiều 4/6/2012 tại Hà Nội, UBND quận Đống Đa đã tổ chức cuộc Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho “Phương án tu bổ tôn tạo di tích gò Đống Đa”. Tham dự có các nhà quản lý di tích, các chuyên gia đầu ngành về sử học, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Viện Bảo tồn di tích (đơn vị tư vấn) và Chủ đầu tư là Công ty CP XNK Tổng hợp Hà Nội (GELEXIMCO). Tại Hội thảo này, lại một lần nữa dấy lên những tranh luận trong giới sử học cũng như dư luận xung quanh vấn đề di tích Gò Đống Đa là do thiên tạo hay nhân tạo, có phải mồ chôn quân Thanh hay không ?,… Thực ra vấn đề này ở đến thời điểm hiện tại cũng không còn là mới mẻ nữa, vì trước đó vào những năm 80 của thế kỷ trước cũng đã từng có những cuộc tranh luận giữa các nhà sử học và cho đến nay vấn đề này vẫn chưa ngã ngũ, chưa ai đưa ra được kết luận thỏa đáng. Trong khi đó, hầu như tất cả người Việt đều tâm niệm với nhận thức cho rằng toàn bộ di tích Gò Đống Đa, Hà Nội là mồ chôn xác quân Thanh sau chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789).
Chuyên gia Tia Đất vào cuộc
Trước những ý kiến trái chiều nói trên, ngày 10/6/2012, phóng viên Kienthuc.net.vn đã mời Tiến sĩ Vũ Văn Bằng – không phải sử gia, không phải nhà khảo cổ học cũng không phải ngoại cảm tâm linh, mà là nhà khoa học tự nhiên, ông hiện là Phó viện trưởng Viện Công nghệ Nước và Môi trường thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe, chuyên gia trong việc phát hiện xử lý tia đất tiêu cực và tìm kiếm hài cốt liệt sĩ thất lạc đến Gò Đống Đa khảo sát đo đạc bằng máy móc vật lý hiện đại để làm rõ vấn đề này.


(Trước khi đi vào nội dung chính của bài viết, xin được giới thiệu tóm lược về TS. Vũ Văn Bằng với lĩnh vực tìm kiếm hài cốt liệt sỹ thất lạc bằng khoa học, bằng máy móc do mình tự chế. Tính đến nay (2019), TS. Vũ Văn Bằng đã tìm được hơn 3000 hài cốt liệt sĩ thất lạc ở cả 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Dưới đây giới thiệu một số hành trình tìm kiếm thành công điển hình của TS. Vũ Văn Bằng:
– Năm 2007, theo yêu cầu của Tỉnh Đội Quảng Trị, ông đã tìm thấy 3 ngôi mộ tập thể: 173 liệt sĩ ở Cồn Tiên Dốc Miếu, 600 liệt sỹ ở ĐakRông và 50 liệt sỹ ở Ba Lòng.
– Năm 2011, Sở Khoa học và Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu mời TS. Vũ Văn Bằng tham gia với vai trò chủ trì và chủ nhiệm thực hiện Đề tài KHCN: “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp bức xạ từ tìm 2 ngôi mộ tập thể 75 chiến sĩ cách mạng và 145 tử tù thất lạc ở huyện Đảo Côn Đảo”. Kết quả đã tìm thấy và kết thúc đề tài thành công hơn cả mong đợi.
– Năm 2012 thể theo công văn yêu cầu của tỉnh Đội Gia Lai, TS. Vũ Văn Bằng đã tìm thấy 4 ngôi mộ tập thể thất lạc ở huyện Đức Cơ với tổng số hài cốt liệt sỹ lên đến hơn 1000, ngay năm đó tỉnh đã cho cất bốc và quy tập.)
(Xem thêm về thông tin hành trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ thất lạc của TS Vũ Văn Bằng)
Trở lại với Gò Đống Đa Hà Nội là gò tự nhiên hay mồ chôn quân Thanh ? nay đã được TS. Vũ Văn Bằng giải mã tường minh. Cụ thể: Trước khi nhập cuộc nhà báo gợi ý: “Thưa Tiến sỹ, bác có cần tham khảo tài liệu gì về lịch sử Gò Đống Đa, về địa chất khu vực gò và xung quanh gò, về những thông tin trong dư luận xã hội từ trước đến nay không ạ, để bên báo chúng cháu cung cấp”. TS. Vũ Văn Bằng trả lời ngay “không cần!”, tất cả do máy làm việc. Chiều ngày 10/6/2012, TS. Vũ Văn Bằng đã đến Gò Đống Đa mang theo máy móc vật lý hiện đại trực tiếp khảo sát đo đạc.

Kết quả
– Về xạ khí (chất khí phóng xạ) đo bằng máy YF – 99A (Nhật) nằm ở mức 17/9 μSv/hr
– Về địa từ (từ trường Trái đất, còn gọi là từ trường bình thường) đo bằng máy BPT – 2010, (Đức), vùng ngoài gò 27.150 nT; vùng gò 31.215 nT.
– Về tia đất (từ trường dị thường địa chất) đo bằng máy bức xạ từ BXT-09 (tự chế), đã phát hiện ra dòng sông cổ nằm dưới gò hơi lệch về phía Nam. Dòng sông cổ này có chiều rộng khoảng 28 m, đáy nằm ở độ sâu gần 20m so với mặt đất, hướng chảy từ Tây về Đông (tức là từ phía sau ra phía trước Gò).
– Về mồ mả hài cốt, cũng sử dụng máy BXT-09 đã phát hiện rất nhiều hài cốt dưới và xung quanh Gò. Mật độ hài cốt tập trung thành 4 vùng: vùng 1 chính Gò, vùng 2 trước Gò (dài trên 35 m, rộng khoảng 20m), vùng 3 sau Gò lấn vào sân trước tượng đài Quang Trung, vùng 4 nằm ở phía Bắc Tây Bắc Gò có bề rộng khoảng 10 m và kéo dài vào khu dân cư. Vị trí này được xác định là một ngòi lạch cổ liên thông với dòng sông cổ đã nói ở trên.
Bí ẩn đã được giải mã – Gò Đống Đa là “mồ chôn quân Thanh”
Tổng hợp tất cả các thông số đã đo đạc được, sau khi phân tích thấy nổi lên rất rõ một thông số vật lý chủ yếu để khảng định Gò Đống Đa là gò tự nhiên hay là mộ chôn quân Thanh. Đó là độ cảm ứng từ B của từ trường cục bộ bức xạ từ dưới Gò lên mặt đất lớn hơn hẳn vùng ngoài Gò, tức là dưới Gò có hài cốt. Đoạn sông cổ do máy phát hiện, được giả thiết là lúc đó do xác giặc chết quá nhiều không có khả năng đào hố để chôn nên gom lại rồi gạt hết xuống đoạn sông này.
Từ kết quả này, TS. Vũ Văn Bằng khuyến cáo: “Gò Đống Đa và vùng phụ cận là một nghĩa địa lớn chôn xác giặc”. Đã là nghĩa địa thì không nên đặt bất kỳ công trình văn hóa nào trên đó trừ tấm bia – mộ chí tập thể”
Công Ty CP Nghiên Cứu Môi Trường Tia Đất Bảo Vệ Sức Khỏe
Quang Đức
(Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ công việc vui lòng liên hệ số: 0914 374 333 – 0913 203 452 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi TẠI ĐÂY. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!)