“Hòn Đất mà biết nói năng…” Chọn đất tốt – xử lý đất xấu cho nhà ở và các dự án xây dựng hiện nay

Ông cha ta xưa từng có câu châm biếm nổi tiếng: “Hòn đất mà biết nói năng. Thì thầy Địa lý hàm răng chẳng còn”.
Quả thực, đó là câu châm biếm hết sức tinh tế vừa đầy chất thơ vừa chí lý và cay độc. Nó phản ánh một thực tế rằng: để tìm “đất lành” tránh “đất dữ” cho dương trạch và âm trạch, các “thầy địa lý” xưa chỉ có một cách duy nhất là quan sát bằng trực giác trên mặt đất rồi suy ra, rồi phán. Trong phong thuỷ cổ Trung Hoa điều đó được gọi là thuật xem “tướng đất”. Thuật này tồn tại song hành với thuật xem tướng mặt, tướng tay, tướng lưng, tướng bụng… ở người.
Tuy nhiên, nó đã ngự trị lâu dài từ đời Thương đến nhà Chu. Và đến thời kỳ Nguỵ – Tấn thuật này đạt đến “hoàn thiên”. “Táng kinh” của Quách Phác là tác phẩm phản ánh rõ nét của thuật “tướng đất”. Trong “Thiên vọng khí” ông nói: “Phàm những nơi khói sương bao quanh, mặt đất không nứt nẻ, óng mượt bóng mỡ, cây cỏ tốt tươi, dòng sông suối uốn quanh ngọt mát, đất màu mỡ, đá ẩm ướt…, những nơi như vậy khí đang tụ không ngừng…”, hay “nên chọn đất làm nhà ở gần núi, gần nước, đất màu mỡ cây cỏ xanh tươi. Ở vùng núi thì phải xem long mạch. Mạch sâu thế lớn, khí lớn. Mạch khí là thế, sa thuỷ là cung….”.
Ngoài ra, “Thầy địa lý” còn lo tìm thế đất sao cho hội đủ tứ linh (Đông Thanh long, Tây Bạch hổ, Nam Chu Tước, Bắc Huyền Vũ – Hắc quy), xoi tìm long mạch, huyệt vị, chọn hướng nhà, tra hướng cửa… “Thầy tử vi tướng số” xem căn mệnh thân chủ bấm định ngày giờ khởi công, động thổ, cất nóc, khánh thành… “Thầy cúng” xin âm dương lấy quẻ, đặt bàn thờ, lập đàn tế lễ, xin phép thần linh thổ địa… Những cung cách chọn đất cát, xây nhà cửa như nêu trên quả thực chỉ là sự trấn an, định tính, kinh nghiệm. Chẳng khác gì thuật bắt bài kiểu “trông mặt mà bắt hình dong”, “con lợn có béo thì lòng mới ngon”…
Trong khi đó đối với con người, việc tìm hiểu rõ ràng bản chất của “hòn đất” dưới chân móng nhà cửa, công trình mới thực sự quan trọng và có ý nghĩa, đặc biệt là sức khỏe. Ở thời kỳ khi chưa có phương pháp và thiết bị khoa học đi sâu vào lòng đất, đo đạc thí nghiệm, kiểm chứng… chỉ quanh quẩn với thuật “tướng mạo” thì làm sao biết được như thế nào là đất tốt hay xấu. Vậy nên, trước những điều chung chung mơ hồ, thậm chí bịa đặt của các nhà địa lý phong thuỷ ‘rởm’, cha ông ta phản ứng lại bằng sự ước muốn giá như “hòn đất mà biết nói năng … thay mình” quả thực là thông minh và hoàn toàn chính đáng.
“Hòn đất đã biết nói năng…“
Như đã biết, phong thủy cổ Trung Hoa ra đời cách đây hơn hai nghìn năm khi chưa xuất hiện ánh sáng của khoa học. Vào thế kỷ 19, đặc biệt ở thế kỷ 20 khoa học phát triển như vũ bão đã mở ra chân trời mới trong nhận thức của con người. Để phục vụ thiết thực, đắc lực và nâng cao cuộc sống, khoa học đã len lỏi vào hầu hết các lĩnh vực… Bài toán về nền đất trong xây dựng được giải mã hết sức khoa học và chặt chẽ. Nhờ đó con người đã tạo ra biết bao công trình nguy nga đồ sộ, đứng vững trên mọi cấp địa hình, mọi loại đất đá, quay theo mọi hướng khác nhau đều tốt. Điều đó được thể hiện và cũng là minh chứng hết sức thuyết phục rằng, ở Việt Nam nhiều công trình tưởng như không thể xuất hiện trên nền đất vùng đồng bằng – vùng đất rất yếu – sản phẩm bồi đắp của các con sông lớn như sông Hồng, sông Sài Gòn…
Nhưng thực tế những ngôi nhà trọc trời với quy mô chưa từng có xuất hiện ngày càng nhiều ở Hà Nội, Sài Gòn trước sự ngỡ ngàng của mọi người, làm thay đổi hẳn cuộc sống và thay đổi hẳn quan điểm, nhận thức lỗi thời bởi thuật phong thủy trói buộc để tiếp cận với những kiến thức khoa học trong xây dựng hiện đại. Có được như vậy là nhờ vào chuyên ngành đất trong xây dựng như : địa chất công trình, địa chất thủy văn, địa chất kiến tạo, địa động lưc, địa hóa, địa hình, địa mạo, cơ học đất nền móng (gọi tắt là địa kỹ thuật)… Ngày nay, lĩnh vực xây dựng có quyền tự hào rằng : ở đâu đất cũng quý, cũng là bạn của con người, nâng đỡ con người để từ đó mọc lên những công trình bất hủ có sức ngân vang vô tận trở thành những thiên đường đích thực phục vụ cuộc sống văn minh hiện đại.
Tuy nhiên, bao giờ cũng có 2 mặt của 1 vấn đề – tốt và xấu. Đất cũng vậy, có đất tốt đất xấu, các cụ ngày xưa gọi là “đất lành”, “đất dữ” không sai. Với khoa học ngày nay đã sáng tỏ, đất lành ở đây không phải do thần thánh hay mồ mả phát. Đất xấu ở đây không phải do ma quỷ hay động mồ động mả… Các nhà chuyên môn Địa kỹ thuật, đặc biệt các nhà Tia đất hoàn toàn giải mã được cái gọi là “phần âm”. Điều đó có nghĩa là “Hòn đất đã biết nói năng”.
“Hòn đất không những đã biết nói năng mà còn thân thiện” với con người.
Thực tế phản ánh rằng : ngày nay hầu hết nhà ở cũng như các công trình công cộng và các công trình xây dựng khác đều được thiết kế kiến trúc xây dựng đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật đỉnh cao: kiểu dáng kiến trúc đa dạng đẹp mắt, kết cấu bền chắc, nền móng ổn định vững vàng, tiện nghi tuyệt hảo… gần như tất cả đã trở thành những thiên đường đích thực phục vụ cuộc sống của con người hiện đại. Thế nhưng, còn một vấn đề khác nảy sinh, đó là rất nhiều trường hợp con người sống và làm việc ở trong đó không hề thấy dễ chịu thoải mái, khoẻ khoắn, mà ngược lại luôn đau đầu, mất ngủ, ốm yếu bệnh tật, thậm chí tai nạn, chết chóc, khuynh gia bại sản… Theo tổng kết sơ bộ trong 3 năm qua trên khắp mọi miền đất nước, tình trạng đó là khá phổ biến. Nguyên nhân do đâu? Trước hết, đây hoàn toàn không phải do lỗi của các nhà thiết kế, kiến trúc, xây dựng, càng không phải do thần thánh ma quỷ, động mồ động mả, số mệnh, phong thủy… Mà chính là do “Hòn đất chưa nói hết điều mà nó muốn nói”. Đó là gì vậy ?
Thông thường các nhà thăm dò, khảo sát địa chất công trình, các nhà cơ học đất nền móng, thiết kế kiến trúc xây dựng khi xây dựng nhà ở và các công trình khác mới chỉ quan tâm đến thành phần, cấu trúc và tính chất cơ lý của các lớp đất dưới móng nhà và công trình, tỷ mỉ hơn chút nữa có chăng là tính chất hoá học của nước dưới đất, tính toán sao cho công trình không bị lún nứt, đổ vỡ… là được, nhưng đã bỏ quên một chỉ tiêu, một thông số tuy vô hình nhưng không kém phần quan trọng, đó là “hồn của đất”– một thông số không có trong quy trình quy phạm kỹ thuật khảo sát, tính toán cơ học đất nền móng hiện hành.
Vậy cái hồn của đất ở đây là gì ? Thực ra không có gì xa lạ, huyền bí. Đó là “Tia đất” – một loại môi trường vật chất hình thành và tồn tại dưới dạng bức xạ từ dưới mặt đất. Đương nhiên có tia đất tốt và tia đất xấu. Điều đó đồng nghĩa với “đất lành” và “đất dữ” mà cha ông ta xưa đã phân biệt được, nhưng không hiểu tại sao mà thôi. Một lần nữa xin nhấn mạnh rằng đó chính là “tia đất”. Bài báo “Đừng quên hồn của đất” đăng trong báo tuần KH & CN VNTTX số xuân 2008 cho hay: kết quả khảo sát đo đạc nền đất của hàng nghìn gia đình và nhiều công sở, trường học, xí nghiệp ở khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, thống kê lại cho thấy có tới trên 90% gia đình bắt gặp tia đất tiêu cực và khoảng 60% có vong, hài cốt trong nhà.
Khoa học cũng đã chứng minh: mồ mả hài cốt, gọi tắt là trường vong được xem là nguồn sinh ra tia đất tiêu cực không thua kém tia đất có hại có nguồn gốc khác như phóng xạ, hoá chất độc… tức là tác hại của nó tới sức khoẻ con người không hề nhỏ. Kết quả khảo sát trên diện rộng cho thấy hiện mồ mả hài cốt vong gần như nằm rải rác khắp nơi, đặc biệt nhiều ở các thành phố ven sông, ven biển, Trong đó phải kể đến là Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Trị… Đã biết bao nhiêu người nằm xuống không mồ mả, hình thành rất nhiều nghĩa địa không những không tên mà còn vô hình nữa (chôn vùi dưới mặt đất chỉ khi đào móng xây dựng công trình mới lộ ra).
Riêng Hà Nội có thể kể ra rất nhiều vùng như vậy. Ví dụ ở Trích Sài, Hồ Tây có mảnh đất vẻn vẹn 44m2 trước khi xây dựng đo đạc đã phát hiện và di dời 31 hài cốt, còn lại hơn 10 hài cốt nữa do quá sâu phải để lại xử lý… Vậy tia đất độc hại nói chung và tia đất có nguồn gốc mồ mả hài cốt nói riêng ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ những con người sinh sống và làm việc trên mảnh đất đó. Do chưa hiểu nên ông cha ta xưa cho đó là đất dữ – ma quỷ.
Kết quả đã công bố của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh rằng tia đất xấu ảnh hưởng tới sức khỏe con người dưới dạng bệnh lý như đau đầu, khó thở, thần kinh, huyết áp tăng, rối loạn tuần hoàn máu, đau cơ bắp, giảm sức đề kháng, lâu dần dẫn đến ung thư. Trạng thái thường gặp nhất là giấc ngủ không sâu, không ngon, trằn trọc, đứt quãng, chập chờn, hồi hộp, khó thở, ác mộng… trên 90% trường hợp là do giường ngủ đặt trong vùng có tia đất. Một nhận biết khác không kém phần quan trọng là trong nhà có người luôn luôn ở trạng thái mệt mỏi, khó chịu, đứng ngồi không yên, bứt rứt, không thoải mái, tính tình cấu gắt. Trong đa số trường hợp bệnh lý không rõ ràng (ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe), khó khăn cho bác sỹ chẩn đoán bệnh. Đặc biệt khi rơi vào trường mạnh và thời gian đủ lâu con người có thể bị ngất (trạng thái say và bất tỉnh), thậm chí dẫn đến ưng thư.
Bệnh trên còn có tên gọi là “Bệnh từ hóa”
Xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng, đô thị mới, các khu công nghiệp,… đang diễn ra trên khắp mọi miền đất nước. Một trong những yếu tố đảm bảo cho các công trình đó tác động tích cực tới đời sống con người, đặc biệt sức khỏe là môi trường đất phải “lành” tức là không có tia đất có hại. Vậy nên, trước khi xây dựng nhà ở, công sở, trường học… công việc không thể bỏ qua là phải khảo sát đo đạc xem có hay không tia đất xấu. Tức là đánh giá khu đất sắp xây dựng thế nào là tốt hay xấu (lành- dữ).
Công việc này cần có sự trợ giúp của các nhà tia đất, địa chất, cơ học đất nền móng. Nếu gặp phải mảnh đất xấu (tồn tại tia đất xấu) thì cũng không có gì đáng lo ngại . Vì đã có những giải pháp xử lý hữu hiệu. Tức là có thể biến xấu thành tốt. Sau khi đã hóa giải thì chủ nhân của nó hoàn toàn yên tâm sử dụng như bình thường. Tóm lại, ngày nay không còn khái niệm đất lành đất dữ nữa. Ở bất cứ đâu bất cứ đất nào cũng quý, cũng tốt cho con người cư ngụ. Chứng tỏ “Hòn đất không những đã biết nói năng mà còn rất thân thiện” với con người sống trên nó.
Để kết thúc xin mượn bài : “Tia đất hoá giải hành vi thầy địa lý” và bài “Thầy địa lý thế kỷ 21 chống tia đất” đăng trên báo Tiền Phong 2006 đã đề cập như chính “Hòn đất” đã từng bao phen “trăn trở” từ “im lặng”, “nói năng” đến thân thiện với con người như hôm nay vậy.
(Tham khảo thêm: “Đất lành, đất dữ” – ảnh hưởng của môi trường đất tới đời sống con người)
Công Ty CP Nghiên Cứu Môi Trường Tia Đất Bảo Vệ Sức Khỏe
Chủ tịch HĐQT
TS Vũ Văn Bằng
(Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ công việc vui lòng liên hệ số: 0914 374 333 – 0913 203 452 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi TẠI ĐÂY. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!)