Kỷ niệm 10 năm thành lập, tồn tại và phát triển

Tháng 11 vừa qua, Công ty CP Nghiên cứu môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe bao gồm TS Vũ Văn Bằng, Giám đốc Nguyễn Thị Việt Triều và các thành viên khác của đã vui mừng kỷ niệm 10 năm ngày thành lập. Sự kiện này đánh dấu một chặng đường cống hiến và phát triển của công ty trong suốt 10 năm qua. Để tri ân cho những đóng góp của những thành viên công ty, đặc biệt là TS. Vũ Văn Bằng cho sự phát triển của công ty nói riêng và xã hội nói chung, tôi xin được tóm tắt những thành tựu, dấu mốc đặc biệt trong suốt chặng đường phát triển, vươn lên không ngừng trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ “Bức xạ từ tiềm khởi”.
Công ty CP Nghiên cứu môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe
Chân dung TS Vũ Văn Bằng
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nghiên cứu môi trường Tia đất BVSK – TS Vũ Văn Bằng đã và đang là người đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ “Bức xạ từ tiềm khởi” trong nhiều lĩnh vực trên khắp cả nước. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập công ty, ngoài việc tóm lược những thành tựu đã đạt được, kính mời bạn đọc theo dõi đoạn video dưới đây để có cái nhìn rõ ràng hơn về ‘chân dung’ của TS Vũ Văn Bằng cũng như chặng đường làm việc, cống hiến của ông cho nền khoa học nước nhà.
Thành tựu trong 10 năm thành lập và phát triển
Trong quá trình nghiên cứu về các trường vật lý địa chất (từ phổ thông gọi là tia đất), TS Vũ Văn Bằng đã phát hiện ra một trường vật lý mới – Trường từ tiềm khởi -hiện tượng vật lý chưa có trong vật lý lý thuyết (trường điện từ – trường Maxwell). Không dừng lại ở đây, ông tiếp tục nghiên cứu mở rộng cho tất cả các thể vật chất vật lý hiện diện trong thế giới tự nhiên (từ micro đến marcro, từ Trái đất đến các tinh tú vì sao đang xoay vần trong Vũ trụ bao la).
Từ đó xác lập được quy luật hình thành và tồn tại của “Trường từ tiềm khởi”. Đây là trường vật lý tất yếu hình thành và tồn tại bao quanh mọi thể vật chất vật lý. Đây là một trường vật lý vô cùng quan trong quyết định và xác lập vị trí của mọi thể vật chất nêu trên được trật tự cũng như vận hành của chúng được cân bằng ổn định.
Kết quả sau 10 năm nghiên cứu nghiêm túc, bài bản vượt qua nhiều khó khăn, nhất là về kinh phí, công trình khoa học này đã được nghiên cứu thành công ngoài mong đợi.
Thành công đó là:
-
- “Từ trường tiềm khởi” và hình thành “Thuyết bức xạ từ”-Vật lý lý thuyết
-
- Cho ra đời “Công nghệ bức xạ từ” – Vật lý ứng dụng
-
- Thiết kế và chế tạo “Máy đo bức xạ từ” – nhận biết “Trường từ tiềm khởi”
- Nghiên cứu ứng dụng và ứng dụng thành công vào hầu hết các lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật khác nhau của đời sống xã hội như: Môi trường, Y học, Điện tử, Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi, Địa chất thăm dò, Địa chất công trình, Địa chất thủy văn, Cứu hộ cứu nạn, tìm mồ mả đặc biệt hài cốt liệt sỹ thất lạc… Và từ đó đến nay đã xây dựng được trên 30 phương pháp khác nhau phục vụ hiệu quả cho những yêu cầu riêng của từng chuyên ngành đó.
Công trình khoa học này là bước đột phá trong nghiên cứu khoa học về vật lý lý thuyết cũng như vật lý ứng dụng mang tầm cỡ thế giới.
Đặc biệt hơn là công trình khoa học lớn lao này không chỉ dừng ở phần lý thuyết mà đã được ứng dụng rộng rãi vào thực tế đời sống xã hội ở Việt Nam kể cả Lào và Campuchia, phục vụ thiết thực phát triển dân sinh kinh tế trên khắp cả nước từ 2005-2017. Kết quả ứng dụng vào thực tế trong 10 năm qua đã chứng minh tính đúng đắn và hàm lượng khoa học đỉnh cao cũng như hiệu quả của nó.
Có thể nói không sai rằng Công ty đã thực hiện được một khối lượng công việc “khổng lồ” so với sức vóc nhỏ bé của mình (nhân sự Công ty vẻn vẹn chỉ có 4 thành viên, nghiên cứu chính một mình TS. Vũ Văn Bằng) vừa nghiên cứu vừa phục vụ sản xuất.
Cùng một lúc đảm trách vai trò chủ trì, chủ nhiệm 7 đề tài, đề án KHCN cấp Bộ, cấp Tỉnh và 7 đề tài nghiên cứu độc lập của Công ty. Đó là:
Những Đề tài, Đề án sử dụng ngân sách Nhà Nước:
-
- Đề tài KHCN của Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, “Hồ treo” 2001-2005,
-
- Đề tài KHCN của Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tầu: “Tìm nước ngầm cho huyện Châu Đức và huyện Côn Đảo”, 2009-2011 và “Tìm 2 ngôi mộ tập thể 75 liệt sỹ cách mạng ở sân bay Cổ Ống và 143 tử tù ở gần Chuồng Cọp Côn Sơn bằng phương pháp địa bức xạ”,
-
- Đề tài KHCN của Sở KH&CN tỉnh Quảng Bình: “Nghiên cứu luận cứ khoa học tìm nguyên nhân và giải pháp thoát lũ nhanh cho Xã Tân Hóa, Huyện Minh Hóa” -2012,
-
- Đề án KHCN của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình: “Nghiên cứu tìm nước ngầm trong đá gốc cho Khu kinh tế và Công nghiệp Cảng biển Hòn La Quảng Bình” -2008-2010,
-
- Đề án KHCN của Bộ Giao thông : “Tìm nguyên nhân và giải pháp triệt tiêu điểm đen tai nạn giao thông trên QL5 đoạn đi qua tỉnh Hải Dương” 2014,
- Dự án KHCN của Viện Địa chất đất nước và Môi trường thuộc Liên Hiệp Hội KH&KT Việt Nam: “Nghiên cứu phát hiện và tìm nước khoáng nóng ở Xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” 2017.
Những đề tài nghiên cứu độc lập kinh phí tự trang trải, gồm:
- Nghiên cứu phát hiện “Từ trường tiềm khởi” và xây dựng “Thuyết bức xạ từ” – 2007,
- Nghiên cứu hình thành “Công nghệ bức xạ từ ”– 2011,
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo “Máy đo từ tiềm khởi” – 2005,
- Nghiên cứu thiết lập “Thuyết bức xạ từ của cơ thể người sống và chết” – 2013,
- Nghiên cứu phát hiện “Bệnh từ hóa ở người” – 2013,
- Nghiên cứu chứng minh “Nguồn gốc từ trường Trái đất” – 2014,
- Nghiên cứu chế tạo “Sản phẩm khử tia đất và từ trường dị biệt của mồ mả hài cốt có hại” – 2007,
Phương pháp khoa học
Từ thành công của các đề tài nghiên cứu trên, trên nền tảng đó đến nay, đặc biệt sự ra đời “Công nghệ bức xạ từ” Công ty đã xây dựng được trên 30 phương pháp khoa học khác nhau phục vụ cho trên 30 lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành khác nhau.
Đối với tài nguyên nước, đặc biệt nước ngầm có các phương pháp
- Phương pháp khảo sát tìm nước dưới đất (nước ngầm) đến độ sâu 1000m, cấp nước cho thành phố, tỉnh, huyện, hoặc khu kinh tế…
- Phương pháp xác định ranh giới xâm nhập mặn cho các vùng ven biển của các tỉnh từ Bắc vàoNam
- Phương pháp phát hiện và tìm kiếm nước khoáng nóng
- Phương pháp xác định phễu hạ thấp mực nước khi bơm hút nước thí nghiệm trong các giếng khoan;
Đối với các dị thường địa chất có các phương pháp
- Phương pháp phát hiện và xác định hang động ngầm phục vụ xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp (hồ chưa, thủy điện, cầu đường…);
- Phương pháp phát hiện và xác định các đứt gẫy địa chất kiến tạo phục vụ khai thác nước ngầm, xây dựng các công trình hồ chứa, thủy điện, nhà máy điện hạt nhân…
- Phương pháp phát hiện và xác định các hiện trượng xói ngầm, trượt ngầm dưới nền móng các công trình xây dựng, đặc biệt đập thủy điện, hồ dâng nước…
Đối với tài nguyên khoáng sản
- Phương pháp thăm dò tìm kiếm vàng sa khoáng,
- Phương pháp thăm dò và tìm kiếm vàng nhiệt dịch
- Phương pháp thăm dò và tìm kiếm đá quý
- Phương pháp thăm dò và tìm kiếm các mỏ kim và phi kim cũng như đa kim
- Phương pháp tìm kiếm dầu khí
Đối với công tác kiểm tra chất lượng thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Phương pháp kiểm tra độ đầm chặt bê tông cho mọi công trình xây dựng,
- Phương pháp kiểm tra độ đầm chặt đồng đều khi thi công nền đường
- Phương pháp kiểm tra khuyết tật mặt đường, khuyết tật trong thân đê đập…
- Phương pháp kiểm tra khuyết chèn vữa xây gạch đá cho mọi công trình xây dựng
- Phương pháp phát hiện và kiểm tra các hiện tượng sụt trượt ngầm của mái dốc, xói ngầm dưới thân đê đập, móng nhà dân dụng công nghiệp.
Đối với các công trình ngầm bị bỏ quên hoặc sự cố của các công trình ngầm
- Phương pháp phát hiện và định vị tìm lại được tất cả các công trình xây dựngngầm bị thất lạc hoặc bỏ quên từ nhỏ cho đến lớn như cáp điện ngầm, ống cấp thoát nước, dẫn dầu khí…
- Phương pháp phát hiện và định vị vị trí sự cố của các công trình ngầm như chập cáp điện, nứt vỡ đường ống cấp thoát nước, dẫn dầu khí…
- Phương pháp phát hiện và định vị đường dây điện chôn ngầm trong tường bị quên hoặc bản vẽ thiết kế bị thất lạc.
Đối với môi trường đất xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
- Phương pháp kiểm tra phát hiện trường từ thứ cấp – tia đất có hại cho sức khỏe
- Phương pháp phát hiện và đo trường từ thứ cấp dị thường của nghĩa địa mồ mả hài cốt còn sót dưới nền nhà ở các gia đình và công sở cũng như các công trình dân dụng và công nghiệp trước khi đào móng xây lắp.
Đối với các trường điện từ nhân tạo
- Phương pháp phát hiện và kiểm tra bức xạ điện từ có hại từ các thiết bị điện gia dụng, đường điện cao thế và các trạm phát sóng ở các gia đình và nơi công cộng.
Đối với lĩnh vực tìm kiếm mồ mả, đặc biệt hài cốt liệt sỹ thất lạc
- Phương pháp phát hiện và định vị mồ mà thất lạc
- Phương pháp phát hiện và định vị hài cốt còn sót khi cất bốc di dời, hài cốt liệt sỹ thất lạc
- Phương pháp xử lý đất đã từng chôn cất người chết – nghĩa địa,…nghiệp quy mô lớn.
- Phương pháp xác định chọn đất tốt xử lý đất xấu để đặt nghĩa trang dòng họ hay chôn cất người quá cố
- Phương pháp phát hiện và xác định nguyên nhân xử lý hiện tượng gọi là “động mồ động mả”.
Đối với sức khỏe con người “Bệnh từ hóa ở người”
- Phương pháp kiểm tra độ nhiễm từ trường của tia đất, mồ mả hài cốt của cơ thể người
- Phương pháp xử lý khử nhiễm từ ở cơ thể người
- Phương pháp điều trị hiệu quả và phòng tránh ngăn ngừa “bệnh từ hóa ở người”.
Đối với lĩnh vực cứu hộ cứu nạn
- Phương pháp tìm kiếm người mất tích dưới ao hồ sông nước, bị vùi lấp trên cạn trong mọi trường hợp.
Ứng dụng thành công trong thực tế
Lĩnh vực tìm nước ngầm
Tỉnh Hà Giang
-
- Khảo sát ĐCTV tìm nước ngầm vách núi ở 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc phục vụ Đề tài: “Hồ treo Hà Giang” (2001-2005). Hai hồ: Sà Phìn Đồng Văn và Tả Lủng Mèo Vạc, do Viện Địa chất, Viện KH&CNVN chủ trì. TS Vũ Văn Bằng là chủ nhiệm phần nội dung tìm nước ngầm và thiết kế, chỉ đạo thi công hồ.
-
- Kiểm tra giếng đang khoan ở Mèo Vạc, Hà Giang của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Bắc (2009). Kết quả không có nước ngầm đúng như máy BXT báo.
- Đề tài: “Nghiên cứu Hệ thống hang động tỉnh Hà Giang và đặc điểm của chúng phục vụ quy hoạch du lịch của tỉnh” (2004), Viện Địa chất , KHCNVN chủ trì, TS Vũ Văn Bằng nghiên cứu chính và báo cáo nghiệm thu.
Tỉnh Cao Bằng – Bắc Cạn
- Khảo sát ĐCTV – Lục khu: Đề tài “Hồ Treo”, Viện Địa chất, Viện KHCNVN chủ trì, TS Vũ Văn Bằng nghiên cứu chính (2004),
- Khảo sát ĐCTV – Tìm nguyên nhân và giải pháp thoát lũ Cao Phong, huyện Hà Quảng, Viện Địa chất, Viện KHCNVN chủ trì, TS Vũ Văn Bằng nghiên cứu chính và viết đề cương giải pháp,
- Khảo sát ĐCTV – Chống mất nước hồ Thang Hen phục vụ du lịch, H. Hà Quảng Viện Địa chất, Viện KHCNVN chủ trì, TS Vũ Văn Bằng nghiên cứu chính (2004),
- Tìm nước ngầm – mỏ manggan Tốc Tát, Viện Địa chất, Viện KHCNVN yêu cầu (2011),
- Tìm nước ngầm phục vụ cho Trại cải tạo Hạ Lang, LH Hội KHKTCB yêu cầu (2013),
- Tìm nước ngầm cho Khu chế tác mỏ đá Trắng Bắc Cạn do CT Việt Đức yêu cầu. TS Vũ Văn Bằng xác định 4 vị trí cho khoan khai thác đều có nước (2013).
Tỉnh Lạng Sơn – Bắc Giang
-
- Tìm nước ngầm phục vụ nước sản xuất cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, Sở KH&CN Lạng Sơn (2013),
-
- Tìm nước ngầm phục vụ nước sản xuất cho nhà máy lò cao Cao Lộc – Viện Địa chất, Viện KHCNVN yêu cầu (2010),
-
- Tìm nước ngầm tại thị trấn Neo, H. Yên Dũng, Bắc Giang, TS.Túc giới thiệu (2015),
- Tìm nước ngầm tại Thiền viện trúc lâm, Yên Dũng, Bắc Giang (2012).
Tỉnh Sơn La – Hòa Bình
-
- Khảo sát ĐCTV: huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Sông Mã, Sốp Cộp, Vân Hồ, Yên Châu phục vụ Đề tài Hồ Treo, Viện Địa chất, Viện KHCNVN chủ trì, TS Vũ Văn Bằng nghiên cứu chính (2003);
- Tìm nước ngầm tại Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu, theo hợp đồng với địa phương:
– 1 Giếng – Nhà máy rượu Việt Pháp (2007),
– 1 Giếng – Công ty chè Mộc Châu (2005),
– 35 Giếng – 35 hộ gia đình của Nông trường (2005-2007),
– 5 Giếng – 5 Xí nghiệp xi măng, gạch, mộc…(2013),
– 47 Giếng – 47 hộ gia đình (2013).
- “Lập bản đồ địa chất thủy văn lòng hồ thủy điện Nậm Pàn, Sơn La bằng phương pháp Địa bức xạ” theo Hợp đồng với Công ty CP xây dựng dầu khí toàn cầu (5/2010);
- Tìm nước ngầm ở Tân Lạc và YênThủy (2005):
– 3 Giếng – Nông trại trồng hoa xuất khẩu hợp đồng với Công ty Hoa Đà Lạt (2005),
– 1 Giếng – Cấp nước nông thôn, Yên Thủy cho Dự án của Viện Địa chất – Viện KHCNVN ,
– 1 Giếng – X/N sản xuất than hoạt tính (2005),
– Tìm nước ngầm cho khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Kim Bôi, Đội khoan anh Đích (2016),
– Tìm nước ngầm cho Nhà máy xi măng Tân Tạo, Hà Nam, hợp đồng với Tập đoàn Tân Tạo (2009).
Tỉnh Thái Bình
- Tìm nước khoáng nóng Xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà.
Tỉnh Quảng Bình – Huế
-
- Dự án: “Thăm dò khai thác nước ngầm cho khu kinh tế và công nghiệp cảng biển Hòn La” (2008 – 2009 – 2010). Tìm được 9000m3/ngày,
-
- Than gia Chương trình :“Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn” tỉnh Quảng Bình. Tìm nước ngầm cho 5 xã: Vạn Ninh (QN), Hải Trạch, Thanh Trạch, Hạ Trạch, Bắc Trạch (BT), Quảng Liên (QT) (2007 – 2013), do Trung tâm NS&VSMTNT Quảng Bình yêu cầu,
-
- Lập quy hoạch: NS&VSMTNT Quảng Bình 2011 – 2015, tầm nhìn 2020 do Trung tâm NS&VSMTNT Quảng Bình yêu cầu,
-
- Tìm nước ngầm cho 5 nhà máy xí nghiệp: N/M Bao Bì SG, N/M Bia HN, X/N Vận Tải TH, N/M Xi Măng Văn Hóa & SG (2007),
-
- Đảo Yến – Vũng Chùa: nơi yên nghỉ của ĐT. Võ Nguyên Giáp (2006) và đồn Biên phòng bảo vệ ĐT (2015),
-
- Đề tài KHCN: “Nghiên cứu luận cứ khoa học tìm nguyên nhân và giải pháp thoát lũ nhanh khu vực xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa “(2012). Sở KH&CNQB chủ trì, TS Vũ Văn Bằng chủ nhiệm,
-
- Tìm nước ngầm cho Ban quản lý điều hành xây dựng Công trình Thủy điện Hướng Điền, Huế (2007),
- Toàn tỉnh: Xác định biên xâm nhập mặn dọc toàn bộ bờ biển thuộc Tỉnh Quảng Bình cho Lập Quy hoạch Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình 2011-2015 tầm nhìn 2020.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai
- Thực hiên đề tài KHCN tỉnh BR-VT: “Khảo sát tìm nguồn nước dưới đất tại một số vùng khó khăn về nước ở Bà Eiaj-Vũng Tầu bằng phương pháp địa bức xạ”, 2009-2010. Sở KH&CN quản lý, Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe chủ trì, TS Vũ Văn Bằng chủ nhiệm.
- Thực hiện đề tài KHCN tỉnh BR-VT: “Ứng dụng phương pháp địa bức xạ lập sơ đồ đánh giá trữ lượng và tiềm năng nước dưới đất xã Suối Rao huyện Châu Đức và huyện Côn Đảo”, 2011. Sở KH&CN quản lý, Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe chủ trì, TS Vũ Văn Bằng chủ nhiệm.
- Tìm nước ngầm cho trang trại trồng cây:
– 7 Giếng – Bình Châu
– 5 Giếng – Xuyên Mộc
- Tìm nước ngầm cho hộ gia đình:
– 3 Giếng – Xuân Lộc
– 1 Giếng – Định Quán
Tây Nguyên
- Kon tum: 1 Giếng – Ban quản lý dự án thủy điện sông Đăkpory,
- Gia Lai: tìm nước ngầm cho Công ty Quang Đức:
– 3 Giếng – Khu vườn ươm cao su giống
– 5 Giếng – Trụ sở Ban quản lý rừng
- Tìm nước ngầm cho các hộ dân trồng tiêu, cà phê
– 7 Giếng – 7 hộ dân
- Đăklăk: Tìm nước ngầm cho các hộ gia đình trồng tiêu và cà phê
– 3 Giếng – 3 hộ gia đình
- Đăknông: Tìm nước ngầm cho các hộ gia đình trồng tiêu và cà phê
– 5 Giếng – 5 gia đình
- Lâm Đồng: Tìm nước cho các hộ dân trồng cà phê
– 3 Giếng – 3 gia đình
Tây Nam Bộ
- Bình Phước:
– Tìm nước cho dự án Trại heo giống Choice Genetics – 3 Giếng,
– Tìm nước ngầm cho 5 hộ dân ở Bù Đăng, Tân Phú – 5 Giếng.
- Tây Ninh:
– 2 Giếng – Tân Biên
– 3 Giếng – Tân Châu
Hải Đảo
- Cát bà: Đề tài:“Khảo sát ĐCTV toàn đảo Cát Bà phục vụ xây dựng Hồ treo”, Viện Địa chất, Viện KHCNVN chủ trì, TS Vũ Văn Bằng nghiên cứu chính và báo cáo nghiệm thu đề tài, 2003 tại Sở KH&CN TP Hải Phòng.
- Bạch Long Vỹ: Khảo sát tìm nước ngầm phục vụ quy hoạch cấp nước phát triển đảo theo yêu cầu của Bí thư Huyện Đảo, 2006
- Vinpearland – Nha Trang: Khảo sát tìm nước ngầm cho toàn đảo theo yêu cầu của Tập đoàn Vingroup 2009.
Nước ngoài – Campuchia
- Tìm nước ngầm cho Khu công nghiệp chế biến thực phẩm (Pursat và Battambang Food Industrial Zone) theo yêu cầu của Liên hiệp Hội lương thực Campuchia (The Food Union Association of Cambodia) tại tỉnh Pursat và Battambang.
Lĩnh vực xử lý môi trường đất nhà ở – Trụ sở các cơ quan – Trường học – Công ty và dự án xây dựng nhà ở khu đô thị
Trụ sở Cơ quan công sở
- Hà Nội
– Toàn bộ trụ sở UBND thành phố Hà Nội – 2014,
– Khối Văn phòng Bộ Y tế, Giạng Võ, Hà Nội – 2010,
– Khối Văn phòng Bộ Giao thông vận tải, Trần Hưng Đạo, Hà Nội – 2009,
– Khối Văn phòng Bộ Công an – Trần Bình Trọng và Yết Kiêu, Hà Nội – 2007,
– Toàn bộ Trụ sở Tòa án ND TP. Hà Nội – 2016,
– Toàn bộ trụ sở Tòa án Quận Ba Đình – 2007,
– Một phần Trụ sở Liên Hiệp các Hội KH&KTVN, 53 Nguyễn Du Hà Nội – 2007,
– Khu tập thể Học Viện Cảnh sát Cổ Nhuế Hà Nội,
– Toàn bộ trường ĐH Mỏ Địa chất.
- Quảng Bình
– Toàn bộ trụ sở Tỉnh Ủy (cũ và mới),
– Toàn bộ Ủy Ban ND tỉnh Quảng Bình 2010-2014 và 2017,
– Toàn bộ trụ sở của các Sở, Ban ngành của tỉnh Quảng Bình, những năm 2009-2013, gồm:
+ Sở Tài nguyên &Môi trường,
+ Sở Khoa học & Công nghệ,
+ Sở Tài chính,
+ Sở Y tế,
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư,
+ Sở Giáo dục & Đào tạo,
+ Sở Giao Thông,
+ Sở Công An,
– Trụ sở Đơn vị Bộ đội Biên phòng tỉnh, 2011,
– Làng SOS, Quảng Bình – 2009,
– UBND huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình – 2007.
- Bà Rịa – Vũng Tầu
– Trụ sở Sở KH&CN Bà Rịa – Vũng Tầu – 2008,
– Trụ sở UBND Huyện Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tầu -2009.
Trụ sở các Công ty và các Dự án xây dựng lớn
– Trụ sở Công ty CP Dịch vụ Hàng không, Gia Lâm, Hà Nội – 2007,
– Trụ sở Công ty CP thương mại xuất nhật khẩu Quảng Bình – 2007,
– Trụ sở Ngân hang Thương mại CP, Quảng Bình – 2007,
– Trụ sở Ngân hàng Bắc Quảng Bình – 2007,
– Toàn bộ trụ sở của 22 đơn vị thuộc tập đoàn Trường Thịnh, 2008-2014,
– Khu vận tải N/M Xi măng Sông Gianh, Quảng Bình – 2007,
– Trụ sở Cty CP Vận tải Đa phương thức, Quảng Bình – 2007,
– Trụ sở Công ty Doanh nghiệp trẻ Quảng Bình – 2012,
– Trụ sở Công ty Trường Sơn Quảng Bình – 2011,
– Trụ sở Công ty thiết kế xây dựng Phương Nga thành phố Vinh – 2011,
– Nhà máy Bao bì, Quảng Bình – 2007,
– Nhà máy bia Hà Nội, Quảng Bình – 2007,
– Toàn bộ Khu kho hàng sân bay Nội Bài, Hà Nội – 2013,
– N/M Pepsy khu CN Điện Bàn, Quảng Nam – 10/2015,
– Dự án Hải Đăng City, Mỹ Đình 2, Hà Nội – 3/2015,
– Dự án “Đầu tư xây dựng cơ sở dự phòng Trung tâm thông tin Quốc gia về tội phạm” – 6/2015,
– Toàn bộ Trại tạm giam Thường Tín, Hà Nội- 2008,
– 9 Dự án xây dựng khu đô thị bổ xung ở Hà Nội: Liên Ninh, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Thịnh Liệt, Nguyễn Xiển, Bắc Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Nam Thăng Long, Xuân La…
– Dự án khu dãn dân Nam thành phố Thái Bình.
Nhà ở gia đình
Kiểm tra và xử lý môi trường đất: tia đất và mồ mả hài cốt dưới nền nhà ở cho hàng ngàn gia đình khắp cả nước từ Bắc vào Nam. Tính đến nay đã có hàng nghìn gia đình trên khắp cả nước được đo đạc kiểm tra và xử lý môi trường đất nhà ở có hại. Trong đó phải kể đến gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp được kiểm tra và xử lý vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007 ở 30 Hoàng Diệu, Hà Nội, quê An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và khu Đảo Yến Vũng Chùa – nơi yên nghỉ hiện nay của Đại tướng.
Lĩnh vực bảo về và nâng cao sức khỏe cộng đồng
Năm 2011, TS Vũ Văn Bằng đã phát hiện cho nền Y học thế giới và trong nước biết thêm một bệnh mới – “Bệnh từ hóa ở người”. Đó là bệnh thần kinh tim mạch có nguyên nhân từ tia đất và nghĩa địa mồ mả hài cốt. Đặc biệt đã xác lập được cơ chế gây bệnh và báo cáo lên Bộ Y tế về Công trình khoa học này năm 2014. Quá trình từ khi phát hiện đến nay Công ty đã đi khảo sát thực tế và áp dụng chữa trị thử nghiệm khoa học thành công cho hàng ngàn trường hợp thần kinh nhẹ và trên 100 trường hợp nặng và trên 10 trường hợp nặng bệnh viện trả về.
Lĩnh vực tìm hài cốt liệt sỹ thất lạc
Tìm hài cốt liệt sỹ thất lạc cho các Tỉnh đội như Gia Lai, Quảng Trị, Huyện Đảo Côn Đảo, Hội cựu chiến binh Hải Dương và các gia đình liệt sỹ trên khắp cả nước. Số hài cốt liệt sỹ đã được tìm thấy bằng máy đến nay là trên 3000. Trong đó nhiều hơn cả là Tỉnh Gia Lai trên 1000, tỉnh Quảng Trị gần 1000, Côn Đảo trên 200…Cụ thể như dưới đây:
Năm 2007 Tỉnh đội Quảng Trị yêu cầu và tìm được:
- Mộ tập thể 173 liệt sỹ,
- Mộ tập thể 600 liệt sỹ ở Dakrong,
- Mộ tập thể 50 liệt sỹ ở Ba Lòng,
- Mộ lẻ, 3 liệt sỹ ở Khe Sanh, cho gia đình ở Nghệ An.
Năm 2011 Tỉnh đội Gia Lai yêu cầu và tìm được:
- Nghĩa địa trên 1000 hài cốt liệt sỹ ở Huyện Đức Cơ Tỉnh Gia Lai,
- 250 hài cốt liệt sỹ ở 4 tỉnh Campuchia,
- Năm 2011 Sở Khoa học & Công nghệ Bà Rịa-Vũng Tầu lập thành đề tài khoa học “Tìm ngôi mộ tập thể 75 liệt sỹ – chiến sỹ cách mạng ở gần sân bay Cổ Ống và 143 tử tù chôn tập thể ở trước cửa Chuồng Cọp Côn Sơn”,
Năm 2010 tìm ở Hướng Hóa, Huế 1 hài cốt liệt sỹ cho gia đình Hà Nội,
Năm 2012 tỉnh Savanakhet, Lào, tìm được 145 hài cốt liệt sỹ cho đội quy tập tỉnh Thanh Hóa,
Năm 2011 huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tầu tìm được 1 hài cốt liệt sỹ cho gia đình ở Thái Nguyên,
Năm 2013 huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa vũng tầu tìm được 65 hài cốt liệt sỹ cho Hội tình nguyện tìm hài cốt liệt sỹ thất lạc TP. Hồ Chí Minh,
Năm 2013 tìm ở Quảng Nam 1 hài cốt liệt sỹ cho gia đỉnh ở Hà Nội,
Năm 2014 tìm ở Buôn Hồ Buôn Ma Thuật 1 hài cốt liệt sỹ cho gia đình Hà Nội,
Năm 2016 tìm ở Bình Phước 2 hài cốt liệt sỹ cho gia đình ở Thái Bình,
Năm 2016 tìm ở Phú Thọ 2 hài cốt liệt sỹ (thời kỳ chống Pháp).
Lĩnh vực tìm kiếm khoáng sản
- Mỏ vàng sa khoáng Na Rì – Bắc Cạn – 2009,
- Mỏ Vàng sa khoáng Yên Bình Cao bằng,
- Mỏ Đồng Chũ Bắc Giang – 2013,
- Mỏ Manggan Tĩnh Túc Cao bằng – 2012,
- Mỏ Thiếc Quỳ Hợp Nghệ An – 2013,
- Mỏ Đa kim Anh Sơn, Nghệ An – 2013,
- Mỏ Vàng nhiệt dịch Lương Sơn, Hòa Bình – 2014,
- Mỏ đá quý Quỳ Hợp Nghệ An – 2014,
- Mỏ Wolfram Cẩm Phả Quảng Ninh – 2013.
Lĩnh vực phản biện khoa học
- Thủy điện sông Tranh 2 (2012): “Điều kiện địa chất kiến tạo, hoạt động động đất và độ ổn định, an toàn của nền đập chính Thủy điện Sông Tranh 2, Bắc Trà My, Quảng Nam”
- Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh -2013: Nguyên nhân gây sụt lún đất ở khu Hải Sơn 1, P. Cẩm Đông, TP. Cẩm Phả
- Huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội – 2016: Kết quả ứng dụng công nghệ từ thứ cấp điều tra hiện tượng sụt lún đất ở thôn Hòa Lạc, xã An Tiến, Huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội.
Lĩnh vực cứu hộ cứu nạn
-Tham gia tự nguyện vụ xe đổ trên sông Lam, Hà Tĩnh năm 2010. Tìm thấy chiếc xe và thi thể người lái xe,
– Tham gia tự nguyện vụ tai nạn sập mỏ đá Lèn Cờ, Yên Thành, Nghệ An. Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng thứ 17 và 18 – 2011.
– Tham gia theo đề nghị của Liên Hiệp Hội các Hội KH&KT Việt Nam vụ tai nạn sập bãi thải Than Phấn Mễ Thái Nguyên – 2012. Xác định chính xác vị trí 4 nạn nhân trong một gia đình bị vùi lấp ở độ sâu 13 mét.
– Gia đình nạn nhân yêu cầu, tìm nạn nhân bị lũ cuốn trôi ở Tam Dương Tỉnh Vĩnh Phúc 2012. Tìm thấy nạn nhân,
– Tham gia tìm kiếm vụ tai nạn đuối nước tại bãi tắm Thiên Cầm, Hà Tình do Sở Tài nguyên và môi trường yêu cầu – 2014.
Thành tựu, vinh danh và khen thưởng
Thành tựu
Trên cơ sở sự cống hiến lớn lao này, ngày 18 tháng 09 năm 2012, Hội đồng Khoa học Trung Ướng của Liên hiệp các Hội khoa học và Kĩ thuật Việt Nam với 11 thành viên gồm các nhà Khoa học đầu ngành thuộc các lĩnh vực: địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa vật lí, vô tuyến điện tử, cơ khí… đã họp đánh giá “Công nghệ bức xạ từ thứ cấp để nghiên cứu các đối tượng trong lòng đất” do Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe sáng tạo ra. Hội đồng đã đánh giá cao công trình nghiên cứu Khoa học này và đã kết luận (trích trong biên bản):
“Công nghệ bức xạ từ thứ cấp được áp dụng có các ưu việt sau: gọn nhẹ, thi công nhanh và trong mọi điều kiện địa hình và thời tiết với giá thành thấp so với các công nghệ tương tự khác…”
“Công trình có ý nghĩa khoa học, thực tiễn, kinh tế, xã hội. Là một phát minh sáng chế có thể đăng ký bản quyền tác giả”.
Hội đồng đánh giá cao sự đóng góp của tác giả và của Viện CN nước và Môi trường (TS. Vũ Văn Bằng nguyên là Phó Viện trưởng Viện Công nghệ nước và môi trường thuộc LH các HKHKTVN)
Vinh danh
Nhà khoa học – TS. VŨ VĂN BẰNG
Liên Hiệp các Hội UNESCO Việt Nam lần đầu tiên xuất bản cuốn sách “FOUNDERS IN VIETNAM AND THE WORLD”– 1st Edition (2017) nhằm tôn vinh và giới thiệu chân dung các nhà SÁNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI – Những người có những cống hiến và đóng góp trí tuệ cũng như sức lực thiết thực và cụ thể cho sự phát triển dân sinh kinh tế của đất nước. Ngoài một số Nhà Doanh nghiệp, trong số 91 Nhà Khoa học Việt Nam được vinh danh có tên TS Vũ Văn Bằng
Những kết quả nêu trên là bằng chứng không thể phủ nhận và xác nhận rằng Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe là:
-
- Công ty tuy nhỏ bé nhưng có những đóng góp to lớn cho đất nước trong lĩnh vực khoa học cũng như phát triển dân sinh kinh tế đất nước, thúc đẩy Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà.
- TS Vũ Văn Bằng là một nhà khoa học tầm cỡ có nhiều phát minh có giá trị khoa học vừa lý thuyết vừa thực tiễn, tạo nên bước đột phá mới trong khoa học của nước nhà.
Khen thưởng
- Công ty được bằng khen của Bộ Giao thông cấp năm 2015,
- TS Vũ Văn Bằng được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cấp năm 2015.
Công Ty CP Nghiên Cứu Môi Trường Tia Đất Bảo Vệ Sức Khỏe
Giám Đốc
Nguyễn Thị Việt Triều
(Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ công việc vui lòng liên hệ số: 0914 374 333 – 0913 203 452 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi TẠI ĐÂY. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!)