Đã tìm ra nguyên nhân xe máy tự gây tai nạn tại “Khúc cua tử thần” ở Yên Bái bằng khoa học

Mới đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện một đoạn clip có độ dài hơn 4 phút ghi lại cảnh nhiều xe máy tự ngã tại khúc cua ở Km93, QL70 trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Từ ngày 23/12/2018 đến ngày 13/01/2019 có tới 10 vụ. Đặc biệt, vào ngày 8/1/2019, trong vòng 15 phút camera lắp tại nhà dân ven đường đã ghi được 4 vụ xe máy tự ngã khi lưu thông ở khúc cua này.
Theo báo điện tử Soha.vn cho biết “Khi trao đổi với PV ngày 17/01/2018, một lãnh đạo UBND xã Động Quan (Lục Yên, Yên Bái) xác nhận trước hết, khúc cua trước cổng trường THPT Hồng Quang hiện tượng xe máy tự ngã trong clip trên mạng xã hội đã đưa là có thật. Theo vị lãnh đạo này, trước đó tại khúc cua trên đã từng xảy ra nhiều trường hợp tương tự như thế rồi, còn đoạn clip đăng tải trên mạng được ghi lại ở thời gian gần đây thôi”.
Tham khảo thêm bài viết trên báo điện tử Soha tại đây.
Sau đó ông lý giải, điều đáng nói những người đi xe máy gặp tai nạn ở đó không phải ai cũng phóng nhanh. Có những người đang đi với tốc độ bình thường cũng tự nhiên ngã ra đường, dù không vấp phải đá hay có lực tác động nào hết… khúc cua có tầm nhìn rộng, không những thế ngay trước khi vào cua, ở hai chiều đường đi, cơ quan chức năng đã dựng các biển cảnh báo khúc cua nguy hiểm, kèm khuyến cáo nên điều khiển xe chậm”.
Ông nói tiếp “Những trường hợp tự ngã khi vào cua tại đoạn này theo tìm hiểu của chúng tôi chủ yếu là người dân ở nơi khác đến, không quen địa hình của khu vực nên di chuyển với tốc độ cao…một nguyên nhân khác dẫn đến dễ bị ngã xe là do những hôm trời mưa nhỏ hay có sương xuống làm cho mặt đường trơn, trượt.”
Lãnh đạo UBND xã Động Quan bác bỏ các thông tin cho rằng: đoạn đường đó mới làm nên có đá dăm và người dân phóng xe đi vấp phải đá nên bị ngã, hay có ý kiến đặt nghi vấn phải chăng có xe chở dầu đi qua bị rơi vãi trên mặt đường nên người đi xe trượt ngã…, chúng tôi xác nhận không có việc xây dựng hay cát đá rơi vãi ra đường. Kết cấu của đường cũng hoàn toàn bình thường, không có vấn đề gì cả”, ông nói thêm, có cái may là không thương vong nghiêm trọng về người, chủ yếu chỉ xây xước, sưng chân tay, hư hỏng phương tiện… và sẽ đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp lắp đặt các biển cảnh báo thêm cho người đi đường và khuyến cáo người dân nên chú ý…”

Ngày 18/09/2019 VOV đưa tin: “Các cơ quan chức năng vừa tiến hành kiểm tra, xác minh nguyên nhân dẫn đến các vụ xe máy tự ngã liên tiếp xảy ra tại khúc cua trước cổng trường THPT Hồng Quang. Công ty cổ phần xây dựng giao thông 244 cho biết: trong ngày 16/1, Chi cục quản lý đường bộ 1.3, thuộc Cục quản lý đường bộ 1 – Tổng cục đường bộ Việt Nam và Ban An toàn giao thông tỉnh Yên Bái đã kiểm tra hiện trường đoạn từ Km 93+00 đến Km 93+200, Quốc lộ 70.
Theo kết quả kiểm tra của lực lượng chức năng, “đoạn đường này là đường cong xuống dốc, hướng đi Lào Cai – Yên Bái. Về cơ bản hệ thống biển báo và tình trạng mặt đường đảm bảo, tầm nhìn thông thoáng”. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, lực lượng chức năng đề xuất trước mắt bổ sung 2 cụm giảm tốc đầu dốc hướng Lào Cai đi Yên Bái; kết hợp sơn lại vạch tim, vạch biên của đoạn đường cong này. Về lâu dài, đề nghị cho thảm lại mặt đường của đoạn đường này. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền để người tham gia giao thông tuân thủ các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ nhằm hạn chế tai nạn xảy ra.
Tham khảo thêm bài viết trên VOV tại đây.

Trên đây là tất cả những gì đã diễn ra sau khi 1 clip đăng tải về hiện tượng trong 23 ngày có tới 10 xe gắn máy tự ngã tại khúc cua ở Lục Yên, tỉnh Yên Bái mới đây và đã được cơ quan chức năng kiểm tra tìm nguyên nhân như nêu trên. Như vậy về cơ bản không phải do lỗi kỹ thuật đường. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng: nếu không phải lỗi kỹ thuật đường thì tại sao hiện tượng xe máy tự ngã không những xảy ra thường thuyên mà còn xẩy ra tập trung ở một cung đường, chắc chắn phải do nguyên nhân nào đó chưa biết, nên nhiều người đã đặt tên cho khúc cua này là khúc cua “tử thần”, “kỳ bí”, “ma quái”,
“ma ám” …
Với chức năng phản biện khoa học của Hội và trên tinh thần phát huy kết quả của Đề án “Tìm nguyên nhân và giải pháp triệt tiêu điểm đen trên QL5 đoạn đi qua tỉnh Hải Dương”, năm 2014, mà Bộ Giao thông Vận tải – cơ quan quản lý, Tổng cục Đường Bộ Việt Nam chủ đầu tư, Hội Môi trường Giao thông vận tải đơn vị thực hiện, TS.Vũ Văn Bằng chủ nhiệm đề án. Kết quả của Đề án đã chỉ ra rằng “Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến có những đoạn đường thường xảy ra tai nạn cho người tham gia giao thông là “Dị thường từ” còn gọi là “tia đất” và “từ trường dị biệt”, từ trường bức xạ ra từ mồ mả hài cốt kể cả từ trường nhiễm tức khắc xuống mặt đường của những người chết do tai nạn trước đó”.
Hội Môi trường Giao thông Vận tải Việt Nam ý thức được rằng việc góp phần hạn chế tai nạn giao thông là trách nhiệm của mọi người nói chung trong đó có Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam nói riêng. Nên Hội đã chủ động lên kế hoạch đi khảo sát tìm nguyên nhân cho những trường hợp tai nạn ở đây.
Cụ thể ngày 18/01/2019 Hội đã cử nhóm gồm các nhà khoa học, trụ cột là Chi hội “Công ty CP nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe” do TS. Vũ Văn Bằng chủ trì đã tới hiện trường khảo sát đo đạc không chỉ ở khúc cua tai nạn clip đưa, mà còn cả ở khúc cua kế tiếp cách đó khoảng 1km về phía Yên Bái cũng thường xuyên xảy ra tai nạn tương tự, thậm chí có cả ô tô cắt qua rào chắn lao xuống vực.

Được sự phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái và Ủy ban nhân dân xã Động Quan, huyện Lục Yên, cùng người dân sống dọc cung đường tai nạn thường xuyên, đặc biệt các cháu học sinh lớp 12 của trường THPT Hồng Quang vừa cung cấp thông tin chi tiết vừa diễn lại cụ thể với vai “người thực việc thực” (những cháu đã từng là nạn nhân). Bài toán về nguyên nhân gây tai nạn giao thông ở khúc của này đã được giải.
Kết quả cụ thể như sau:
Về môi trường hữu hình (kỹ thuật đường) quan sát được bằng mắt thường thống nhất với kết luận của các Cơ quan chức năng kiểm tra ngày 16/01/2019 là “Về cơ bản hệ thống biển báo và tình trạng mặt đường đảm bảo, tầm nhìn thông thoáng”.
Về môi trường vô hình (“tia đất” và “từ trường dị biệt”), bằng máy đã đo đạc kiểm tra trong và ngoài khúc cua phát hiện thấy:
Về dị thường từ – tia đất:
- Ở khúc cua thứ nhất, có đứt gẫy địa chất kiến tạo lớn cắt ngang đường, cả về 2 phía của đoạn cua và từ trường tiềm khởi hình thành từ đứt gẫy này bức xạ lên mặt đất với không gian từ rộng bao trùm toàn bộ khúc cua về phía Lào Cai 350m, về phía Yên Bái 200m với cảm ứng từ B +1.300nT.

- Ở khúc cua thứ 2, cũng có đứt gẫy địa chất kiến tạo tương tự, không gian bức xạ từ tiềm khởi bao trùm cả về 2 phía rộng 300m với cảm ứng từ B + 1.100nT.

Về từ trường dị biệt:
- Ở khúc cua thứ nhất có 5 nghĩa địa nằm cách nhau khoảng 20m một dưới đoạn đường trước khi vào cua phía Yên Bái, tức là đoạn đi qua trước cổng trường THPT Hồng Quang. Dân bản ở địa phường xác nhận đúng ở đây trước kia nhiều nghĩa địa của người Giao tồn tại. Trường từ dị biệt bức xạ từ nghía địa đạt +1.700 ÷ +2.000nT (vị trí tương đối tham khảo sơ đồ trên).
- Ở khúc cua thứ 2 có 2 nghĩa địa lớn phân bố ở 2 đầu của cua với cảm ứng từ B đạt +1.500nT. Ngoài ra đoạn cua phía Yên Bái có “đất bẩn” – đất từng là đất nghĩa địa ở xung quanh đưa về đắp nền đường (vị trí tương đối tham khảo sơ đồ trên).
Về thể trạng người đi xe máy tự gây tai nạn Kiểm tra độ nhiễm từ trường ngoài (“tia đất” và “từ trường dị biệt”) trên cơ thể 10 em học sinh lớp 12, trong đó có 2 em bị nhiễm từ độ 2/5 và 4/5 và 2 em này chính là nạn nhân tự gây tai nạn kể trên (thuộc loại thuận từ), 8 em còn lại không bị nhiễm từ, cũng tức là không bị nạn (thuộc loại nghịch từ). Mặc dù các em cùng đi học hàng ngày với nhau trên đoạn đường này.

Qua kết quả khảo sát đo đạc kiểm tra môi trường vô hình ở 2 khúc cua trên QL70 thuộc xã Động Quan, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái – nơi thường xuyên xe máy tự gây tai nạn (có cả ô tô nhưng ít hơn) có nguyên nhân do dị thường từ và từ trường dị biệt, hay nói cách khác là những khu vực này bị ảnh hưởng của trường từ bức xạ từ những đối tượng dưới lòng đất mà cụ thể ở đây là: đứt gãy kiến tạo địa chất, mồ mả hài cốt và đất đã chôn người.
Sau khi khảo sát và tìm ra nguyên nhân vô hình ảnh hưởng đến người tham gia giao thông gây nên tai nạn tại hai khúc cua kể trên, Công ty Cp Nghiên cứu môi trường Tia đất BVSK và TS Vũ Văn Bằng đã có báo cáo gửi lên Hội Môi trường Giao thông Vận tải Việt Nam kèm theo đề xuất về phương án xử lý, khắc phục tình trạng trên không chỉ cho hai khúc cua đã khảo sát mà còn rất nhiều khúc cua, đoạn đường thường xảy ra tai nạn khác.
Sau đây là video ghi lại quá trình khảo sát, đo đạc, tìm nguyên nhân cũng như ý kiến, thuật lại của người dân sinh sống tại khu vực hai khúc cua tại Lục Yên. Mời quý độc giả theo dõi.
Công Ty CP Nghiên Cứu Môi Trường Tia Đất Bảo Vệ Sức Khỏe
Chủ tịch HĐQT
TS Vũ Văn Bằng
(Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ công việc vui lòng liên hệ số: 0914 374 333 – 0913 203 452 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi TẠI ĐÂY. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!)