Nghĩa địa không tên đang ‘nói gì’?

Hà Nội, được biết đến là thủ đô ngàn năm văn hiến của nước Việt Nam ta, cùng với Tp. Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác đang phát triển từng ngày từng giờ với vai trò là đầu tàu về chính trị và kinh tế của cả nước. Cùng với đó là hàng loạt những dự án xây dựng đang được triển khai rầm rộ đặc biệt là các dự án nhà ở cao tầng. Với việc quy hoạch đô thị mang tính chất ‘đẩy mạnh phát triển kinh tế’, các tập đoàn bất động sản đã và đang triển khai vô số những dự án chung cư trong khu vực nội thành của các thành phố lớn, tại các khu vực được cho là ‘đất vàng’. Việc này đã trực tiếp biến những thành phố này, đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh trở thành những ‘công trường’ khổng lồ. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là xuất phát từ việc quy hoạch đô thị như hiện tại thì việc những khu đô thị mới, nhà cao tầng mới mọc lên ngay bên cạnh những nghĩa địa trong lòng thành phố đã trở thành điều khá bình thường. Những nghĩa địa này vẫn nằm rải rác trong các khu dân cư từ rất nhiều năm, cùng với những mồ mả mất dấu, nghĩa địa bị vùi lấp do thiên tai, chiến tranh đã đặt cho những thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội thêm một biệt danh nữa, đó là “nghĩa địa khổng lồ”.

(xem thêm: “Sơ lược về nghĩa địa và mồ mả tại Hà Nội”)
Chúng ta đang sống và làm việc trên mồ mả – hài cốt – nghĩa địa không tên
Từ năm 2007, ở Việt Nam bắt đầu biết đến “tia đất” – trường vật lý địa chất và từ trường dị biệt – “trường vong” qua chương trình “Người đương thời” – “TS. Vũ Bằng – người xử lý tia đất”… Từ đó đến nay, có thể nói Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe là đơn vị duy nhất của cả nước nghiên cứu các trường vật lý tiêu cực này.
Tính tới thời điểm hiện tại, Công ty tia đất đã khảo sát, đo đạc, phát hiện và xử lý tia đất, mồ mả hài cốt sót dưới nền nhà ở cho hàng ngàn gia đình cũng như hàng trăm cơ quan, trường học, nhà máy, công trường xí nghiệp. Đặc biệt phát hiện, cất bốc và di dời nhiều mồ mả hài cốt cho các dự án khu đô thị trên toàn quốc trong giai đoạn giải phóng mặt bằng trước khi xây dựng.
Qua công việc khảo sát đo đạc phát hiện nêu trên, chúng tôi nhận thấy rằng: hầu hết các thành phố lớn, đặc biệt Hà Nội, Hồ Chí Minh và các thành phố trong vùng có chiến tranh khốc liệt đang tọa lạc trên mảnh đất mà bên dưới ẩn chứa vô vàn mồ mả hài cốt, đặc biệt là khá nhiều nghĩa địa không tên, không dấu vết. Riêng Hà Nội có thể nói không sai rằng: mồ mà hài cốt không dấu tích, không tên đang ẩn sâu khắp mọi nơi dưới mặt đất từ một đến trên mười mét. Một lần nữa, có thể nói không sai rằng: “Hà Nội là một nghĩa địa khổng lồ”
Một số khu vực có nhiều mồ mả – hài cốt – nghĩa địa không tên tại Hà Nội đã được Công ty phát hiện, cất bốc và di dời
Ở Hà Nội, từ năm 2007 đến nay, theo yêu cầu của nhiều nhà dân, cơ quan, dự án các khu đô thị như: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Sơn (Gia Lâm), đầu cầu Long Biên, Tràng Thi, Bà Triệu, Chợ âm phủ – 19/12, Định Công, Mỹ Đình, Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Cầu, Kim Liên, Đặng Văn Ngữ, Hàng Than, Thụy Khuê, quanh Hồ Tây, Bưởi, Xuân La, Ciputra…, gần đây nhất là cụm kho Cảng hàng không Nội Bài, Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe đã tiến hành khảo sát đo đạc phát hiện và cất bốc di dời nhiều mồ mả, hài cốt, nghĩa địa nằm dưới mặt đất không ai hay biết, không có bất kỳ thông tin tài liệu gì về những nghĩa địa này. Một số khu vực điển hình như:
-
- Phố Đội Cung (năm 2009), khảo sát trong diện tích 200 m2 phát hiện có trên 60 ngôi mộ, khi đào lên gặp 29 tiểu, còn lại chôn bó chiếu, ở 1 vị trí gặp hai tiểu chôn chồng lên nhau.
-
-
Khu Trích Sài, Bưởi (năm 2007), trong diện tích xen kẹp 44 m2, sau khi đo kiểm tra phát hiện đây là một mộ tập thể lớn và cho đào ngay đã đưa lên 31 bộ hài cốt nguyên vẹn cùng với hơn 20 bộ hài cốt dạng mẩu mảnh, vì quá sâu (trên 4m) nước ngầm dâng cao không đào được nữa, máy BXT-07 xác định còn trên 10 bộ hài cốt nữa, nhưng đành phải bỏ lại để xử lý.
-
- Ở Hàng Chuối (năm 2012), trên diện tích 450 m2, máy BXT-09 đo phát hiện hơn 100 ngôi mộ xếp ngay ngắn thành 2 khu nghĩa địa cạnh nhau. Tháng 6 năm 2013 đã đào cất bốc di dời hết, đa phần là chôn bó chiếu, số tiểu chỉ chiếm 10%. Tháng 8 năm đó, thi công mở móng khi đào sát vào chân tường nhà bên cạnh lộ ra bộ xương người gần như còn nguyên vẹn. Máy BXT-13 đến kiểm tra lại dọc ranh giới sát với móng 3 nhà bên phát hiện thêm trên 10 hài cốt nữa.
-
Tháng 9 năm 2013, Công ty đã ký hợp đồng khảo sát môi trường đất với Nhà ga hàng hóa ALS – Cảng hàng không Nội Bài. Tiến hành khảo sát đo đạc kiểm tra tia đất, mồ mả hài cốt trên diện tích 1,5 hécta đã phát hiện 6 nghĩa địa bỏ quên, tổng số mồ mả hài cốt lên tới 259 ngôi. Chủ đầu tư đã lập tức thông báo cho địa phương. Một số người lớn tuổi tại địa phương cho biết đây là nghĩa địa của giáo xứ xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn bỏ sót khi di chuyển toàn bộ giáo dân, nhà thờ và trên 1000 ngôi mộ lên Vĩnh Phúc khi sân bay Nội Bài được xây dựng sau Hòa bình 1954. Giáo xứ này đã về nhận và tiến hành tổ chức cất bốc vào 2 ngày 12 và 13 tháng 9 năm đó. Nhưng mới chỉ di dời được 56 ngôi, số còn lại phải chờ giai đoạn giải phóng mặt bằng tiếp theo. Trong quá trình cất bốc, TS. Vũ Văn Bằng dùng máy giúp định vị chính xác từng vị trí hài cốt nằm để máy múc đào trúng và giúp nhặt hết mọi mẩu mảnh của cốt, kể cả di cốt ở dạng đất.

Những mồ mả – hài cốt – nghĩa địa không tên đã và đang ‘nói gì?
Môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề
Các thành phố từ Bắc vào Nam đã được xây dựng và phát triển trên những mảnh đất có thể nói hầu hết không sạch, không sạch ở khía cạnh bị ô nhiễm bởi mồ mả hài cốt, nghĩa địa. Số mồ mả hài cốt này có nhiều nguồn gốc khác nhau:
- Chết bởi tuổi tác,
- Chết do thiên tai,
- Chết do dịch bệnh,
- Chết do nạn đói khủng khiếp năm 45 (hơn 2 triệu người),
- Chết do chiến tranh (hàng nghìn năm phong kiến Trung Hoa đô hộ, hơn 100 năm thuộc Pháp và 2 cuộc chiến tranh khốc liệt chống Pháp và Mỹ).
Nên đến nay còn vô kể hài cốt bị chôn vùi dưới mặt đất, chồng chất lên nhau dưới dạng:
- Vương vãi (không người chôn),
- Hố chôn tập thể,
- Nghĩa địa….
Những mồ mả – hài cốt – nghĩa địa kể trên đều không tên tuổi, không dấu vết, không sổ sách, không lịch sử nào ghi chép… Ví dụ như Di tích gò Đống Đa, giữa lịch sử và khảo cổ vẫn chưa xác định được đó là gò tự nhiên hay mồ chôn quân Thanh (Hội thảo “Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Đa”, Quận Đống Đa tháng 4 năm 2012).
Như vậy mảnh đất chúng ta đang ở bị ô nhiễm bởi các nguồn độc hại sau phát sinh từ hài cốt:
-
- Khí độc hại, khí hydro sulfua (H2S, giống như mùi trứng thối), khí methane ,phôtpho và dấu vết của mercaptan thoát ra trong quá trình xác chết phân hủy…
-
- Vi rút, vi khuẩn sinh sôi nẩy nở, phát triển. Các vi khuẩn trong ruột sẽ tham gia “đại tiệc”, giải phóng putrescine và cadaverine – những hợp chất làm cho xác chết có mùi cực kỳ khó chịu.
- Hình thành trường bức xạ từ thứ cấp (trường vong) cực mạnh, rất có hại cho người sống. Không gian trường phủ kín mặt đất và vượt lên khỏi mặt đất trên 100m. Nhà tầng vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng xấu của chúng. Đặc biệt trường này tồn tại không giới hạn thời gian.
Gây bệnh cho người sống trên mặt đất
- Bệnh từ hóa: Nhà cửa, công trình xây dựng, người sống hoạt động trên mồ mả hài cốt (nghĩa địa vô danh) kể cả đất chôn (mặc dù đã cất bốc di dời)… không tránh khỏi bị ô nhiễm “trường vong”. Do đó nhiều bệnh về thần kinh, tim mạch, ung thư phát triển như TS. Vũ Văn Bằng đã tổng kết, đó là hiện tượng bị nhiễm từ, còn gọi là “Bệnh từ hóa”. Điều này mọi người có thể đã và đang được chứng kiến là, hiện nay không hiếm gặp trong cùng 1 dãy phố, một khu chung cư… có nhiều gia đình, cơ quan… cùng mắc một loại bệnh giống nhau: thần kinh, điên, đột tử, ung thư, tai nạn…). Ví dụ ở khu tập thể Đống Đa, Trường Đh Kiến Trúc, Trường Đh Mỏ địa chất, Học Viện Cảnh sát… (xem thêm về Bệnh từ hóa tại đây)
Gây tai nạn trong giao thông, trong lao động
Theo tổng kết từ hàng trăm trường hợp mà Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia Đất BVSK đã khảo sát và hỗ trợ xử lý trong suốt hơn 10 năm qua, có thể đưa kết luận là, một khi mồ mả hài cốt nằm giữa chính cổng cửa ra vào nhà thì người trong gia đình khó tránh khỏi tai nạn trong giao thông cũng như trong lao động.
Gây nên những trục trặc, bất an khác
Do ảnh hưởng không tốt từ trường từ bức xạ của mồ mả, hài cốt (nghĩa địa vô danh) tới con người đặc biệt là hệ thần kinh và tim mạch. Gia đình, công sở, công trường tọa lạc trên mồ mả hài cốt, những người sống tại những nơi này bị ảnh hưởng dẫn tới tình trạng khó ngủ, mất ngủ, stress, ốm không ra ốm khỏe không ra khỏe… điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng, mối quan hệ của họ, có thể kể đến như:
-
- Đối với gia đình, vợ chồng thường xuyên lủng củng, ly thân ly hôn thường xảy ra, con cái không tập trung học tập, học kém, hay bỏ nhà đi lang thang, nói năng lảm nhảm, tính khí bất thường…
-
- Đối với Cơ quan, nội bộ liên tục mất đoàn kết, hay nhấp nhổm đứng lên ngồi xuống, vào ra chè thuốc… ít tập trung vào việc, hiệu quả công việc rất thấp…
- Đối với Công ty, ông chẳng bà chuộc, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, làm ăn thua lỗ, thất bát phá sản…
Có thể nói việc tồn tại những nghĩa địa vô danh, mồ mả hài cốt tại mảnh đất sinh sống ở những thành phố lớn là điều không thể tránh khỏi. Điều này đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, đời sống của những người sống trên những mảnh đất này. Những nghĩa địa, mồ mả vô danh này cần phải được phát hiện và xử lý càng sớm càng tốt để đem lại môi trường sống trong lành cho cộng đồng.
(xem thêm: “Sơ lược về nghĩa địa và mồ mả tại Hà Nội”)
Công Ty CP Nghiên Cứu Môi Trường Tia Đất Bảo Vệ Sức Khỏe
Chủ tịch HĐQT
TS. Vũ Văn Bằng
(Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ công việc vui lòng liên hệ số: 0914 374 333 – 0913 203 452 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi TẠI ĐÂY. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!)