Những “Huyền bí” về ngôi mộ cụ Trưởng Cần (Hà Nội) đã được khoa học giải mã

Ngôi mộ phát ra ‘Năng lượng’
Ngôi mộ cụ Trưởng Cần một thời rộ lên tin đồn và cho đến nay vẫn chưa dứt như:“Hà Nội: Ngôi mộ có khả năng chữa bệnh?” (Báo Giáo Dục thời đại và Báo mới), “Ngôi mộ phát ra năng lượng chữa bách bệnh ở Thanh Oai” (Anninhthudo.vn), “Lương y Nguyễn Đức Cần: Sống bí ẩn, chết cũng bí ẩn” (Giadinh.net.vn), “Sự thật về ngôi mộ “biết” chữa bệnh” (Petrotimes.vn”, “Nguyễn Đức Cần: Lương y siêu phàm mà khoa học vẫn chưa…” (trithucvn.net),“Ngôi mộ có khả năng chữa bệnh ở Hà Nội”,(News.zing.vn), “Kỳ lạ mộ thầy Nguyễn Đức Cần phát ra năng lượng chữa khỏi nhiều bệnh”,(Kienthuc.net.vn),“Hiện tượng cụ Trưởng Cần xưa và nay”(Tuoitredoisong.net”, “Giải mã bí mật ‘ngôi mộ chữa bệnh” (vietnamnet.vn)….
Tuy tiêu đề có khác nhau như dẫn trên, nhưng nội dung có thể tóm gọn lại một số ý chính như đã phản ánh trong bài đăng trên trang tin điện tử “An ninh Thủ đô” ngày 17/11/2013 như sau: Thời gian gần đây, thông tin về một ngôi mộ có “phép màu”, phát ra năng lượng kỳ lạ có khả năng chữa bách bệnh được lan truyền khắp nơi. Hàng nghìn người đã kéo đến đây với mong muốn được hấp thu nguồn năng lượng kỳ diệu này, trong đó có không ít người mắc bệnh ung thư mà y học bó tay cũng tìm đến ngôi mộ này mong khỏi bệnh…”, “Có thật ngôi mộ biết chữa bệnh? đã có nhiều nhóm cảm xạ học của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người về đây nghiên cứu khu mộ cụ Trưởng Cần đo đếm rồi đưa ra kết luận rằng, chỉ số năng lượng địa sinh (Bovis) tại đây rất cao, lên tới 16.000 đơn vị. Nhóm nghiên cứu này khẳng định, nếu đúng khu mộ này có chỉ số năng lượng địa sinh cao như thế thì sẽ rất tốt cho sức khỏe.”, nhưng để trả lời cho câu hỏi ngôi mộ trên có khả năng chữa bệnh hay không thì vẫn chưa có kết quả. Như vậy, cho đến thời điểm này vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu nào khẳng định, ngôi mộ trên có thể khả năng chữa bệnh…”
Khoa học vào cuộc
Đầu năm mới (mồng 4 tết Canh Tý) nhân đến thăm và làm việc với Trung tâm Nghiên cứu phòng chống ung thư (VICRAC) thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, TS. Vũ Văn Bằng được nghe kể về ngôi mộ cụ Trưởng Cần (tên thật là Nguyễn Đức Cần) cũng ly kỳ đúng như các tiêu đề đã nêu ở trên. Và người kể còn cho biết thêm, câu chuyện này không chỉ diễn ra ở những thập niên xa xưa mà cho đến nay vẫn tiếp diễn chỉ có điều người đến thưa hơn. Nhận thấy đây là sự kiện lạ, khoa học phải có trách nhiệm làm sáng tỏ nên ngay ngày 6 tết, Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe đã cử nhóm các nhà khoa học dẫn đầu là TS. Vũ Văn Bằng tới hiện trường khảo sát đo đạc.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung khảo sát đo đạc gồm:
- Xác định cấu trúc địa chất đất ở cánh đồng bao quanh khuôn viên khu mộ, đất trong khuôn viên khu mộ và đất tại phần mộ cụ Trưởng Cần.
- Kiểm tra chất lượng môi trường trên cũng như dưới mặt đất ở cả 3 địa điểm nêu trên tốt hay xấu.
- Đo đạc xác định các thông số kỹ thuật và các trường vật lý bức xạ ra từ ngôi mộ cụ Trưởng Cần.
Phương pháp khảo sát đo đạc được sử dụng:
- Sử dụng “Công nghệ bức xạ từ” (CNBXT) – công nghệ do Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất bảo vệ sức khỏe sáng tạo – công nghệ đã được Hội đồng khoa học Trung ương Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam thẩm định đánh giá: “Công trình có ý nghĩa khoa học, thực tiễn, kinh tế, xã hội. Là một phát minh sáng chế…”.
- Sử dụng phương pháp địa vật lý từ và điện tử – một trong những phương pháp thuộc CNBXT.


Máy móc thiết bị đo:
- Máy địa vật lý từ (tự chế thuộc CNBXT), mã số BXT-13,
- Máy địa từ (Geo-Magnetometer) – Germany, BPT-2010,
- Máy đo phóng xạ (photon Radiation và Gramma and X-rays), Japan YF -99A,
- Máy đo điện và từ – Germany, ME-3830B,
- Máy The Ghost Meter – Germany.
Kết quả khảo sát đo đạc
Về cấu trúc địa chất (đất tự nhiên)
Máy BXT-13 xác định ở cả 3 khu (ngoài đồng, khuôn viên khu mộ, phần mộ) là đất bồi tích sông Hồng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, hoàn toàn đồng nhất về thành phần (sét pha) và trạng thái (dẻo mềm), cũng tức không phát hiện có các dị thường địa chất gây xáo trộn hoặc chia cắt như đứt gẫy kiến tạo, hang hốc ngầm, sông ngầm, túi bùn, cát chảy hay kênh mương, ao hồ cổ bị vùi lấp…
Nhưng tính đồng nhất hiếm hoi đó (so với đất Hà Nội nói chung) đã bị phá vỡ bởi con người, cụ thể ở đây máy đã phát hiện có tồn tại 2 nghĩa địa cổ nằm cạnh nhau, một có quy mô lớn thuộc dòng họ, 1 quy mô nhỏ của gia đình. Nghĩa địa lớn nằm ở trung tâm khuôn viên khu mộ và kéo dài ra ruộng phía trước cổng, trong nghĩa địa các ngôi mộ cổ được phân bố theo hàng lối ngay ngắn và thứ bậc trên dưới, cao thấp trong dòng họ (xem sơ đồ dưới). Như vậy, về cấu trúc thành phần, trạng thái, chất đất trong khu khảo sát không còn nguyên trạng thủa ban đầu vì có sự can thiệp của con người (sự chôn cất người chết).

Về chất lượng môi trường trên cũng như dưới mặt đất trong và ngoài khuôn viên ngôi mộ cụ Trưởng Cần
Môi trường không gian trên mặt đất:
- Chất khí phóng xạ (photon Radiation và Gramma and X-rays) đo được: 0,5-2,6µSv/hr
- Điện trường nhân tạo: 0,0V/m
- Từ trường nhân tạo: 0,0nT
Môi trường đất (dưới mặt đất): chủ yếu là các trường vật lý địa chất
- Từ trường dị thường (tia đất)– từ trường bức xạ lên mặt đất có nguồn gốc từ các dị thường địa chất (đứt gẫy kiến tạo, hang hốc ngầm, sông ngầm, túi bùn, cát chẩy hay kênh mương, ao hồ cổ bị vùi lấp …) đều bằng không (do không tồn tại các dị thường địa chất như trình bầy ở trên)
- Từ trường bình thường (địa từ) ở cánh đồng ngoài khuôn viên ngôi mộ giá trị trung bình +21.750nT
- Từ trường dị biệt (của hài cốt) ở 2 nghĩa địa, giá trị trung bình của độ cảm ứng từ B là + 2.140nT
- Từ trường dị biệt tại phần mộ cụ Trưởng Cần độ cảm ứng từ B: + 2.510 nT
Kết luận
Môi trường không gian trên mặt đất tự nhiên thuộc khuôn viên ngôi mộ cụ Trưởng Cần trong lành sạch không có các trường vật lý có hại đến sức khỏe con người bằng không, riêng xạ khí có những chỉ ở dạng vết.
Môi trường đất – đất ngoài cánh đồng, trong khuôn viên ngôi mộ và ở phần mộ khá đồng nhất về thành phần và trạng thái. Đặc biệt không có mặt các dị thường địa chất nên không xuất hiện từ trường dị thường có hại cho sức khỏe con người.
Trường có hại duy nhất xuất hiện và tồn tại trong khuôn viên ngôi mộ và phần mộ cụ Trưởng Cần là:
- Từ trường dị biệt có nguồn gốc nhân tạo từ hai nghĩa địa với gần 50 ngôi mộ cổ đã từng được chôn cất ở đây bức xạ lên mặt đất với độ cảm ứng từ B lớn.
- Từ trường dị biệt từ phần mộ cụ Trưởng Cần bức xạ lên mặt đất với độ cảm ứng từ B khá lớn.
Như vậy, trong khuôn viên ngôi mộ (chỉ tính sân và vườn cây) có 2 loại từ trường có nguồn gốc khác nhau cùng tồn tại, đó là từ trường tự nhiên (địa từ) và từ trường dị biệt –(nhân tạo-nghĩa địa), Riêng tại phần mộ cụ Trưởng Cần có 3 loại từ trường cùng tồn tại, đó là: từ trường bình thường (địa từ), từ trường dị biệt (nhân tạo) của nghĩa địa và của riêng phần mộ cụ Trưởng Cần. Do đó từ trường tổng (theo nguyên lý chồng chập từ trường của vật lý lý thuyết về trường điện từ – trường Maxwell) sẽ rất lớn +26.400nT, lớn hơn so với từ trường bình thường nên rất có hại cho sức khỏe, nhất là đối với người thuận từ.
(xem thêm “Bệnh từ hóa ở người” công trình nghiên cứu khoa học của TS. Vũ Văn Bằng).
Ta có thể tham khảo những tài liệu nói về tác hại của bão từ để so sánh. Đó là mỗi khi có bão từ, Viện Vật lý địa cầu Việt Nam cảnh báo những ai bệnh thần kinh, tim mạch, huyết áp cao… hạn chế ra khỏi nhà. Trong khi đó những trận bão từ độ cảm ứng từ B trung bình chỉ vào khoảng 200nT, thỉnh thoảng mới có trận đạt tới giá trị 600nT. Trong khi đó ở khu mộ cụ Trưởng Cần thường xuyên nằm ở mức cao hơn gấp gần 10 lần.
Tóm lại: trường vật lý địa chất (dưới mặt đất có tồn tại nghĩa địa mồ mả hài cốt kể cả phần mộ cụ Trưởng Cần) bức xạ lên mặt đất trong khuôn viên khu mộ là trường có hại cho sức khỏe con người, đặc biệt đối với người thuận từ, tương tự như tất cả những nghĩa địa và mồ mả hài cốt ở những nơi khác trên cả nước.
Công Ty CP Nghiên Cứu Môi Trường Tia Đất Bảo Vệ Sức Khỏe
Quang Đức
(Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ công việc vui lòng liên hệ số: 0914 374 333 – 0913 203 452 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi TẠI ĐÂY. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!)