Sơ lược về nghĩa địa và mồ mả tại Hà Nội

Về Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến Việt trước đây. Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với gần 8 triệu người (năm 2018), sau Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế – xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.
(nguồn: wikipedia)
Sơ lược về nghĩa địa, mồ mả
Số lượng nghĩa trang
Theo thống kê của Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, Hà Nội hiện có 2362 nghĩa trang với quy mô 2.740 ha, trong đó có 6 nghĩa trang tập trung (gồm Yên Kỳ, Vĩnh Hằng, Thanh Tước, Mai Dịch, Văn Điển, Sài Đồng, không bao gồm nghĩa trang liệt sỹ Nhổn, Ngọc Hồi), 3 nghĩa trang tập trung huyện (Hà Đông, Sơn Tây và Xuân Đỉnh) và 2353 nghĩa trang thôn, xã.
Hiện trung bình mỗi thôn, làng đều có ít nhất một nghĩa trang ở những vùng đất ruộng, đất cát ngoài rìa làng, đất ven đường, thậm chí nằm lọt thỏm trong khu dân cư và chiếm một diện tích đất đáng kể. Ngay tại quận Cầu Giấy, dù theo quy hoạch chung quận không có nghĩa trang nhưng do những tồn tại của lịch sử để lại, trên địa bàn hiện vẫn đang có 17 nghĩa trang Nhân dân do UBND cấp phường quản lý, có nghĩa trang nằm sát khu dân cư như ở phường Quan Hoa.
Giám sát tại huyện Ba Vì, địa bàn có 2 nghĩa trang tập trung cấp TP là: Nghĩa trang Yên Kỳ đã sắp lấp đầy (diện tích hiện có 38,4ha) và Nghĩa trang Vĩnh Hằng (diện tích hiện có 37ha) được quy hoạch, đầu tư bài bản. Nhưng cùng với đó tại huyện này cũng còn có 238 nghĩa trang Nhân dân.
Hiện trạng chung
Theo thống kê, hiện nay, đến 80% các nghĩa trang trên địa bàn Hà Nội là các nghĩa trang nhân dân riêng của các phường, xã, làng, cụm dân cư. Các nghĩa trang này hầu hết đã rơi vào cảnh quá tải, không có hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước thấm…. Diện tích sử dụng đất các mộ như thế này thường chiếm khoảng 8 – 12 m2 và có nơi còn lớn hơn, riêng tại thành phố Hà Nội diện tích này là 5,1 m2. Diện tích các mộ cải táng thông thường khoảng 3,7 – 4,6 m2. Chính hình thức địa táng như vậy khiến diện tích đất dành cho việc chôn cất người chết lên mức quá cao, có nơi lên đến gần 3% tổng quỹ đất
Số lượng nhà tang lễ
Hà Nội hiện có 21 nhà tang lễ, xây dựng từ năm 1959 đến nay, quy mô nhỏ hẹp, không đảm bảo khoảng cách cách ly vệ sinh môi trường.
Số người chết
Vào năm 1921, toàn thành phố có khoảng 4.000 dân Châu Âu và 100.000 dân bản địa.
Năm 1972, trong khoảng 2.200 người dân bị thiệt mạng ở miền Bắc, số nạn nhân ở Hà Nội được thống kê là 1.318 người. Nhiều cơ quan, trường học phải sơ tán tới các tỉnh lân cận.
Quy hoạch dự kiến của thành phố
Trong Quy hoạch nghĩa trang thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã đề xuất quản lý nghĩa trang cần được phân theo vùng địa lý, đồng thời phát triển nghĩa trang tập trung mới ở các khu vực: khu vực Bắc sông Hồng các khu đô thị huyện Đông Anh sử dụng hỏa táng tại nghĩa trang tập trung TP (xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh), nghĩa trang tập trung huyện (xã Vân Hà, Đông Anh); nghĩa trang Minh Phú ngoài phục vụ cho khu đô thị Sóc Sơn còn phục vụ nhu cầu cải táng và quy tập mộ di chuyển của các đô thị Bắc và Đông Hà Nội khi nghĩa trang Đông Anh và Thanh Tước hết quỹ đất.
Đối với khu vực phía Đông sông Hồng (Long Biên, Gia Lâm), mộ di dời và chôn mới sẽ chuyển đến nghĩa trang xã Trung Màu (Gia Lâm); khu vực phía Nam mộ di dời và chôn mới sẽ chuyển đến nghĩa trang Chương Mỹ (Phú Xuyên), đến khi nghĩa trang này hết khả năng an táng sẽ mai táng tại Vĩnh Hằng và Yên Kỳ 2; khu vực phía Tây và đô thị trung tâm chuyển đến nghĩa trang Vĩnh Hằng và Yên Kỳ 2 (Ba Vì), nghĩa trang Trần Phú (huyện Chương Mỹ).
Nghĩa trang Quốc gia sẽ được bố trí tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất. Các cơ sở hỏa táng sẽ được xây dựng trong nghĩa trang tập trung của TP. Ngoài ra, TP đã chỉ đạo xác định địa điểm xây dựng cơ sở hỏa táng tại huyện Chương Mỹ và Đông Anh.
Đồng thời, 6 nghĩa trang đã hoặc sẽ đóng cửa trước năm 2015, trồng cây xanh cách ly, cải tạo thành công viên nghĩa trang, gồm Mai Dịch 1, Xuân Đỉnh, Hà Đông, Văn Điển, Yên Kỳ 1 và Sài Đồng.
Cùng với nghĩa trang tập trung của thành phố, mỗi huyện sẽ có một nghĩa trang tập trung cấp huyện (nếu đã đặt nghĩa trang tập trung thành phố thì có thể kết hợp), trong đó nghĩa trang thị xã Sơn Tây được đề xuất mở rộng từ 3,5 ha lên 11,5 ha; 11 nghĩa trang mới được xây dựng tập trung để phục vụ quy tập mộ, di dời, chôn mới tại Sóc Sơn, Đông Anh, Quốc Oai, Phúc Thọ, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức và Thạch Thất. Riêng nghĩa trang cấp xã, tùy thuộc quỹ đất, sẽ bố trí trong quy hoạch nông thôn mới. Bên cạnh nghĩa trang Văn Điển đã đóng cửa, đến năm 2015 sẽ có thêm 5 nghĩa trang dừng hoạt động là Mai Dịch, Xuân Đỉnh, Hà Đông, Sài Đồng, Yên Kỳ 1. Dự kiến, đến năm 2020 chỉ còn nghĩa trang xã, không còn nghĩa trang thôn. Về phân kỳ đầu tư, sẽ ưu tiên xây dựng hai cơ sở hỏa táng tại nghĩa trang Thanh Tước và Đông Anh, xây dựng nghĩa trang Yên Kỳ 2, nghĩa trang Minh Phú (Sóc Sơn) và hoàn thiện các dự án nhà tang lễ trong giai đoạn đến năm 2015. Giai đoạn năm 2016- 2020, thực hiện các dự án còn lại. Tổng kinh phí tính toán đến năm 2050 ước khoảng 32.779 tỷ đồng.
Hiện trạng nghĩa trang xen kẹt với khu dân cư tại Hà Nội
Như đã đề cập ở trên, thành phố Hà Nội hiện có nhiều nghĩa trang lớn đã được quy hoạch như Văn Điển, Yên Kỳ – Vĩnh Hằng, Mai Dịch, Thanh Tước… song đều đã nằm trong tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, Hà Nội còn đang tồn tại hàng nghìn nghĩa trang nhân dân với diện tích từ vài trăm đến hàng nghìn mét vuông nằm lọt thỏm giữa khu dân cư. Việc này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân.
Điểm qua trên mạng chúng ta có thể gặp khá nhiều bài báo viết về tình trạng nghĩa trang nằm xen kẹt trong các khu dân cư hay khu đô thị mới, chung cư xây dựng bên cạnh nghĩa trang…, có thể kể đến như:
- Trong bài “Rùng mình chung cư view nghĩa trang đầy rẫy ở Hà Nội” trên trang Báo Mới (https://baomoi.com), năm 2017, có đề cập: “Do quy hoạch thiếu đồng bộ, Hà Nội đang tồn tại khá nhiều dự án chung cư xen lẫn nghĩa trang. Nhiều nơi, cư dân phóng mắt ra là thấy nghĩa trang…” đồng thời chỉ ra một số dự án tiêu biểu như: Dự án chung cư Việt Đức Complex (99 Lê Văn Lương và 164 Khuất Duy Tiến); dự án chung cư Goldmark City (Mai Dịch); chung cư Discovery Complex; Dự án HUD TOWER (đường Lê Văn Lương, Quận Thanh Xuân); Chung cư cao cấp Ciputra Nam Thăng Long; và nhiều khu đô thị khác như Tây Nam Linh Đàm, khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, khu đô thị Văn Quán, khu đô thị Dương Nội… cũng trong tình trạng tương tự;
- Một bài khác cũng trên trang Báo mới, là bài: ““Xóm nghĩa địa” giữa lòng thủ đô”, năm 2013, có đề cập: “Nằm sâu bên trong con ngõ 68/123 phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội là nghĩa địa của phường với hàng trăm ngôi mộ. Có điều, xung quanh nghĩa địa này lại là một khu dân cư đông đúc. “Nhà” của người đã khuất nằm sát với nhà của người còn sống, có khi chỉ cách nhau một bức tường hoặc một con đường nhỏ.”;
- Trong bài “”View” nghĩa trang, điểm trừ của nhiều khu chung cư ở Hà Nội” trên trang An Ninh Thủ Đô (https://anninhthudo.vn), năm 2017, có đề cập: “Theo một chuyên gia tâm tý, việc mua căn hộ chung cư có hướng nhìn ra nghĩa trang khó có thể nói là tốt hay là xấu, nhưng thực tế có những người sẽ chịu tâm lý nặng nề, thậm chí có người cảm thấy sợ hãi hay không thoải mái bởi mỗi khi mở cửa lại nhìn thấy nơi yên nghỉ của những người đã khuất… Mỗi đợt chồng đi công tác là mấy mẹ con sợ không dám tắt điện khi ngủ. Chỉ vì không tìm hiểu kỹ khi mua nên bây giờ muốn bán cũng hết sức khó khăn. Nhiều người đến xem nhà xong đều lắc đầu chỉ vì hướng nhìn không được đẹp…”;
- Trong bài “Chung cư thời hiện đại – View ôm trọn… nghĩa trang!” trên trang Pháp luật & Đời sống (http://www.doisongphapluat.com), năm 2017, có đề cập: “Với tâm lý chung của người Việt thì các dự án được xây dựng trên nền đất cũ là nghĩa trang hay có view là nghĩa trang đều được cho là không tốt nếu xét về mặt phong thủy và tâm linh. Chính vì điều này nhiều chủ đầu tư cố tình che dấu thông tin nhằm “đánh lừa” người mua nhà cũng như giữ được giá trị kinh tế cho căn hộ… view nghĩa trang thực sự là nỗi ám ảnh đối với người yếu bóng vía… Những cư dân sống trong các tòa nhà này luôn mang trong mình một nỗi ám ảnh không tên…”;
- Trong bài “Dự án view nghĩa trang: Niềm đau vô bờ, chủ đầu tư giấu kín!” trên trang Diễn đàn tài chính Việt Nam (http://vnfinance.vn), năm 2017, có đề cập: “…hầu hết các dự án gần nghĩa trang, hoặc có view hướng nghĩa trang, muốn bán được nhà, chủ đầu tư đều phải chấp nhận “chia sẻ lợi nhuận” với khách hàng, mở bán với giá rất cạnh tranh, thậm chí rẻ hơn nhiều dự án lân cận để thu hút người mua nhà, nhưng quá trình bán hàng vẫn gặp đầy khó khăn.”;
- Trong bài “Sống bên… người chết” trên trang Dân trí (https://dantri.com.vn), năm 2007, có đề cập: “Những ngôi nhà cao tầng, những khu đô thị cao cấp ở Hà Nội mọc lên bên cạnh, thậm chí ngay chính trên vùng đất trước đây là những nghĩa địa, bãi tha ma. Trong khi chưa thể di dời các nghĩa trang thì người sống chỉ còn biết sống chung với… người chết!”;
- Trong bài “Những nghĩa địa lọt thỏm giữa phố phường Hà Nội” trên trang Dân Việt (http://danviet.vn), năm 2015, có đề cập: “Hàng ngàn ngôi mộ nằm lọt thỏm giữa những khu dân cư đông đúc ở Hà Nội. Nhiều ngôi mộ chỉ cách nhà dân một bức tường hoặc một con đường nhỏ. Có gia đình mở cửa ra là thấy mồ mả, trời mưa nước từ nghĩa trang tràn vào nhà…”;
- Trong bài “Sống chung với người chết” trên trang Megafun, có đề cập: “…Hôm đào móng, thợ đào lên được mấy cái tiểu liền”. Đợt ấy, cả nhà bà phát hoảng. Bà Nghĩa nói: “Đêm nào tôi cũng có những giấc mơ linh tinh về ma quỷ”. Đầu óc cũng căng thẳng, sinh ra bệnh đau đầu liên miên. Nghe bà con hàng xóm xui khiến, bà Nghĩa mời thầy cúng về thắp hương khấn vái cho những linh hồn vô danh. Nhưng bà vẫn bị ám ảnh từ ngày ấy đến giờ…”;
Có thể thấy nếu không có sự chỉnh trang, quy hoạch hợp lý thì chuyện “sống bên người chết” vẫn sẽ tiếp tục diễn ra và lan rộng gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân cũng như mất mỹ quan đô thị.
Nghĩa địa không tên ngầm dưới lòng Hà Nội
Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến của nước Việt Nam ta, trải qua rất nhiều thăng trầm của lịch sử trong đó chiến tranh, loạn lạc và chết chóc là một phần của mảnh đất này. Cũng có những chiến công, những chứng tích hào hùng hay kể cả những hi sinh anh dũng vẫn luôn được nhắc đến, tuy nhiên cũng có những nỗi đau, nỗi buồn khổ dần dần bị lãng quên. Trong đó những ‘nghĩa địa vô danh’, những ‘nấm mồ tập thể’ là những tàn dư của chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch, đói khát…mà ít ai biết hoặc để ý đến. Người ta ai cũng nghe nói đến nạn đói năm 1945 đã giết chết 2 triệu người Việt Nam, cũng sẽ có nhiều người đặt câu hỏi về những hài cốt của 2 triệu người đó giờ ở đâu. Tuy nhiên, sẽ không nhiều người biết nấm mồ tập thể và Khu tưởng niệm hơn 2 triệu đồng bào chết vì bom, đạn của phát xít Nhật và nạn đói 1944-1945 hiện đang nằm ở 559/86/17 phường Vĩnh Tuy, Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chúng ta có thể tìm hiểu thêm về nạn đói năm 1945 và nấm mồ tập thể của 2 triệu đồng bào ngã xuống ở hai bài báo:
- “Những nấm mồ tập thể dần bị lãng quên” đăng trên trang Vnexpress, năm 2015; và
-
“Bể xương người” lớn nhất thế giới ở Hà Nội” đăng trên trang Giáo dục Việt Nam, năm 2012.
Ngoài ra, tại Hà Nội còn rất nhiều ‘nghĩa địa vô danh’ khác mà ít người biết đến. Qua đó, có thể nhận định, Hà Nội là một “nghĩa địa khổng lồ” bao gồm cả nghĩa địa ‘nổi’ (được quy tập và xây dựng) và những nghĩa địa ‘chìm’ (nghĩa địa vô danh không ai biết) tồn tại đan xen với các khu dân cư.
(Tổng hợp và biên tập bởi Quang Đức)
Công Ty CP Nghiên Cứu Môi Trường Tia Đất Bảo Vệ Sức Khỏe
Quang Đức
(Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ công việc vui lòng liên hệ số: 0914 374 333 – 0913 203 452 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi TẠI ĐÂY. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!)
1 thought on “Sơ lược về nghĩa địa và mồ mả tại Hà Nội”