Cần biết: Sức khỏe của mỗi chúng ta liên quan chặt chẽ và chịu tác động của môi trường đất ‘tốt – xấu’ hay ‘lành – dữ’

Thực trạng
Thực tế phản ánh rằng, ngày nay hầu hết nhà ở cũng như các công trình công cộng và các công trình xây dựng khác đều được thiết kế và xây dựng đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật đỉnh cao: kiểu dáng kiến trúc đa dạng đẹp mắt, kết cấu bền chắc, nền móng ổn định vững vàng, tiện nghi tuyệt hảo… gần như tất cả đã trở thành những thiên đường đích thực phục vụ cuộc sống của con người hiện đại.
Tuy nhiên, còn một vấn đề nữa không kém phần quan trọng nảy sinh, đó là rất nhiều trường hợp con người sống và làm việc ở trong các ngôi nhà, công trình đó không hề thấy dễ chịu thoải mái, khoẻ khoắn, mà ngược lại luôn đau đầu, mất ngủ, ốm yếu bệnh tật, khùng điên (đi khám không tìm ra nguyên nhân), thậm chí đột tử, ưng thư, tai nạn chết chóc, khuynh gia bại sản…
Theo kết quả khảo sát đo đạc của Công ty CP Nghiên cứu Môi trường tia đất Bảo vệ sức khỏe trong hơn 10 năm qua trên nhiều tỉnh thành cả nước, tình trạng đó không phải ít nếu không muốn nói là khá phổ biến. Nguyên nhân do đâu? Trước hết, đây hoàn toàn không phải do lỗi của các nhà thiết kế, kiến trúc, xây dựng, không phải do thần thánh ma quỷ, động mồ động mả, số mệnh,… Mà là do, đến nay ngành thiết kế kiến trúc xây dựng ở trong nước, cũng như ở nước ngoài chưa quan tâm đến chất lượng môi trường đất xây dựng nằm dưới móng các công trình “tốt hay xấu” “lành hay dữ”, cũng tức là chưa bao giờ tìm nguyên nhân cho những hiện tượng nêu trên.
Mặt khác, trước thực trạng sức khỏe công đồng có chiều hướng ngày một xấu đi ngoài nguyên nhân do môi trường không khí, nước, thực phẩm bị ô nhiễm nặng nề mà mọi người dễ nhận biết, còn một loại môi trường khác không kém phần có hại đó là môi trường đất xây dựng – đất nơi con người sinh sống (đi lại, ăn ở và làm việc trên đó) tốt xấu ra sao, “lành dữ” thế nào ? Hầu như không ai hay biết, đặc biệt ngành Môi trường và Xây dựng, kể cả trong cũng như ngoài nước bỏ quên lĩnh vực này.

Cho đến những năm cuối của thế kỷ 20 từ nhu cầu phải bảo vệ Trái đất trước những tai họa sinh thái do con người gây ra (khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozon, hiện tượng nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng xuất hiện…), ở nhiều quốc gia bắt đầu hình thành những chuyên ngành mới như: địa hóa cảnh quan, địa hóa sinh thái, địa chất sinh thái (Ecological geology). Vào năm 1996, nhóm Địa chất y học đầu tiên được IUGS thành lập. Nhưng phải đến năm 2000 ngành Địa chất y học mới chính thức được thành lập bởi Hội Địa chất quốc tế và chương trình IGCP 454 được UNESCO và IUGS tài trợ. Địa chất y học chỉ nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh mà chưa đề xuất phương án chữa bệnh (Bunnell, 2004). Những nội dung nghiên cứu chính của Địa chất Y học là:
- Sự phân bố, hành vi địa hóa, tác động sinh học của các nguyên tố thiết yếu và độc hại trong môi trường địa chất;
- Liều lượng, ngưỡng sinh địa hóa của các nguyên tố và hiệu ứng của chúng lên cơ thể;
- Tác dụng tăng cường hoặc ức chế giữa các nguyên tố trong môi trường có ảnh hưởng đến cơ thể sống;
- Đường phơi nhiễm, điểm phơi nhiễm và tính khả dụng sinh học của các nguyên tố lên cơ thể.
- Những dị thường địa chất sinh thái, đới địa bệnh nguyên và những bệnh địa phương có căn nguyên từ môi trường địa chất;
- Sự ô nhiễm môi trường địa chất do những hoạt động nhân sinh và tác động đối với cơ thể.
- Phản ứng của cơ thể đối với những tác động của môi trường địa chất;
- Việc sử dụng những tài nguyên địa chất vào mục đích chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, cho đến nay sản phẩm nghiên cứu của ngành Địa chất Y học có số lượng chưa nhiều. Đa phần chỉ tập trung chủ yếu vào sinh địa hóa, trong đó nước ngầm gây độc là chính. Còn các trường vật lý địa chất dưới góc độ khoa học vật lý hiện đại, đặc biệt về sức khỏe con người, vẫn bị bỏ ngỏ. Trong khí đó trường này ngày càng tỏ ra có hại không kém gì các tác nhân gây bệnh khác, đặc biệt đối với hệ thần kinh và tim mạch.
Kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này của Công ty Tia Đất
Dưới sự chủ trì nghiên cứu của TS. Vũ Văn Bằng, chúng tôi đã và đang là đơn vị tiên phong trong một lĩnh vực hoàn toàn mới và tưởng chừng vô cùng xa vời này. Với sứ mệnh cải thiện môi trường sống qua đó nâng cao sức khỏe con người chúng tôi đã thành công trong việc xây dựng các đề tài nghiên cứu về các trường vật lý địa chất một cách hết sức bài bản với kinh phí tự trang trải ngay từ những năm đầu của thế kỷ 21.
Kết quả sau nhiều năm với nhiều đề tài nghiên cứu là sự phát hiện ra một loại từ trường mới xuất hiện dưới mặt đất có nguồn gốc và cơ chế hình thành khác với những từ trường đã biết trong vật lý lý học hiện đại, TS. Vũ Văn Bằng đặt tên là “từ trường tiềm khởi”, từ phổ thông gọi là “Tia đất”. Đây được coi là thuộc tính của tất cả các thể vật chất vật lý tồn tại trong tự nhiên dưới dạng cấu trúc pha và cũng là cơ sở để truy tìm mặt tích cực tiêu và cực của môi trường đất – môi trường con người sống,sinh hoạt và làm việc thường xuyên trên đó.
Vậy “Từ trường tiềm khởi” hay “Tia đất” là bức xạ loại gì ? bản chất và tính chất của chúng ? Câu trả lời đầy đủ và chi tiết được trình bầy trong cụm công trình khoa học của TS. Vũ Văn Bằng:
Như mọi người biết, môi trường sống của con người là tất cả những gì đang bao bọc quanh ta vừa là môi trường hữu hình vừa là môi trường vô hình. Riêng đối với môi trường đất, tuy là vật chất hữu hình, nhưng chỉ hữu hình phần mặt đất (nhìn thấy), còn lại thực chất là vô hình vì con người không thể nhìn sâu vào trong lòng đất được. Trong lĩnh vực cơ học đất nền móng gọi đây là “môi trường bán không gian đàn hồi”, nó không trực tiếp tác động tới cơ thể con người như không khí, nước (độ ẩm trong không khí)… nhưng giống tia vũ trụ, trong vỏ cứng của Trái đất cũng bức xạ lên mặt đất những trường vật lý địa chất như “tia đất” trình bày ở trên (có tia vũ trụ ắt có tia đất). Và tia đất cũng có 2 loại tia tích cực và tia tiêu cực. Đây chính là nguồn gốc làm cho mảnh đất trở nên tốt hoặc xấu hay còn được gọi là “đất lành, đất dữ”.
Từ trường Trái đất – địa từ cũng được TS. Vũ Văn Bằng coi là một dạng của tia đất, nhưng chúng không có hại, đơn giản vì chúng là môi trường sống tự nhiên có sẵn khi loài người xuất hiện và được tự nhiên quy định ngưỡng an toàn cho sức khỏe con người tới hàng chục nghìn nanoTesla, có lẽ vì thế ngành Vật lý địa cầu gọi là “Từ trường bình thường”. Nên khi xem xét đất tốt xấu chúng ta coi như không có sự tham gia của địa từ mà tập trung vào loại tia đất có hại. Vậy tia đất có hại nguồn gốc từ đâu ?

Ngoài địa từ nói tới ở trên, tia đất có hại là từ trường bức xạ lên khỏi mặt đất từ những dị thường địa chất nằm sâu trong môi trường đất đá của vỏ cứng Trái đất như các thân quặng rắn, lỏng, khí, mỏ Urani, các khối macma xâm nhập, đứt gãy kiến tạo, hang động ngầm, dòng chảy ngầm, trượt lở, xói ngầm…
Tùy thuộc vào loại dị thường địa chất lớn nhỏ khác nhau mà không gian bức xạ từ vượt lên mặt đất của chúng cũng lớn nhỏ khác nhau từ hàng trăm đến hàng nghìn mét và độ cảm ứng từ B cũng lớn nhỏ khác nhau dao động cỡ hàng nghìn nanoTesla (nT),… Ngoài những dị thường địa chất nằm trong đá gốc như mô tả ở trên, ở vùng đồng bằng bồi tích của sông biến, còn có thêm tia đất có hại từ sông ngầm, túi bùn, tiềm thực cát chảy do lũ lụt vỡ đê vùi lấp…
Ở các thành phố lớn, làng mạc dân cư đông đúc có thêm tia đất từ ổ hoặc túi bùn của các ao hồ, kênh rạch, đầm lầy vũng vịnh cổ bị vùi lấp do mưu sinh của con người san lấp để ở, kể cả sự chôn cất (dưới mặt đất) người chết: nghĩa địa, mồ mả hài cốt và các công trình xây dựng ngầm (nhân tạo) như: công sự hầm hào ngầm, metro, các loại đường ống cấp thoát nước, dẫn dầu, khí chôn ngầm, hệ thống cống thải, cáp điện ngầm… Chúng có độ cảm ứng từ B cũng khá lớn, dao động trên dưới nghìn nanotesla (nT) nên được TS. Vũ Văn Bằng đặt tên là “Từ trường dị biệt”.
Những loại từ trường có nguồn gốc như mô tả ở trên là từ trường xoáy định hướng và không gian từ chiếm gấp hơn 50 lần kích thước của vật thể sinh ra nó đối với tia đất có hại và hàng nghìn lần đối với từ trường dị biệt.

Tính chất của tia đất và từ trường dị biệt
Chúng có các tính chất chính sau:
- Tính xuyên thấu mọi vật liệu bao xung quanh nó.
- Tính tác dụng một lực từ lên hạt mang điện chuyển động hay dòng điện đặt trong vùng từ trường này
- Tính từ hóa đối với hầu hết vật chất xung quanh, đặc biệt mạnh đối với vật liệu thuận từ, tính chất này không loại trừ con người.
- Tính có thể phân chia, riêng hài cốt có một tính chất đặc biệt là dù chia nhỏ hài cốt ra nhiều mẩu mảnh thì những mẩu mảnh đó cũng mang từ tính và thể hiện đầy đủ vai trò của vật liệu từ. Tính nhiễm từ tức khắc và lưu giữ lâu dài ở nơi mà nó từng tiếp xúc.
Cùng với từ trường bình thường (địa từ), từ trường dị thường và dị biệt góp phần làm từ trường tổng tăng lên, hiện tượng từ hóa càng mạnh. Vì vậy, tia đất và từ trường dị biệt thuộc loại môi trường độc hại đối với con người về mặt sức khỏe do hiện tượng từ hóa. Vì vậy, khu vực nào có sự xuất hiện của tia đất và từ trường dị biệt thì có thể kết luận đất ở khu vực đó thuộc loại xấu – có hại. Ngược lại, khu vực nào không có tia đất và từ trường dị biệt tồn tại thì hiển nhiên đất ở khu vực đó là tốt – lành.
(còn tiếp)
Nội dung phần sau: “Tia đất và từ trường dị biệt ảnh hưởng tới sức khỏe con người như thế nào”
Công Ty CP Nghiên Cứu Môi Trường Tia Đất Bảo Vệ Sức Khỏe
Quang Đức
(Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ công việc vui lòng liên hệ số: 0914 374 333 – 0913 203 452 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi TẠI ĐÂY. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!)