Cơ chế gây bệnh từ hóa do tia đất và mồ mả hài cốt
Kết quả nghiên cứu trên thế giới
Bác sỹ Hager thuộc Hội khoa học y tế Đức cùng với các đồng nghiệp Ba Lan khảo sát hàng nghìn người chết về căn bệnh ung thư đều cho rằng họ đã sống và ngủ ở nơi có tia đất xấu rất mạnh và giải thích, ở đó các hạt Neutron được giải phóng và dễ dàng xuyên qua đất đá, bêtông, nhựa đường. Khi vào cơ thể sinh vật, những hạt Neutron vô hại trước đó biến thành các proton rất nguy hiểm cho tế bào sống. Vì nó sẽ tạo ra cái được gọi là tia “Alpha” cư trú lâu dài trong cơ thể.
Đi sâu hơn nữa, cơ chế gây bệnh của tia đất có thể được hiểu theo con đường những tác nhân vật lý của vật lý hiện đại, gọi là cơ chế tác nhân vật lý đối với cơ thể sống – y lý. Hầu tất cả các trường vật lý khi biến đổi khác thường nằm ngoài ngưỡng cho phép đều có thể làm thay đổi sự phân bố điện tích, áp lực, nhiệt độ, tính thấm của màng… dẫn tới thay đổi cấu trúc, chức năng, trạng thái của từng cơ quan hay toàn bộ cơ thể sống nói chung, các protid bị biến tính, men không còn tác dụng xúc tác, nhiễm sắc thể bị đứt gãy… dẫn đến xuất hiện sự đột biến và cơ thể đẫn đến mắc bệnh. Một trong những tác nhân vật lý nguy hiểm nhất đối với con người là tác nhân ion hóa. Nguy hiểm ở chỗ, con người không hề nhìn thấy và tính chất cơ bản nhất là khả năng xuyên sâu cũng như nó có thể tác dụng lên tất cả các nguyên phân tử của chất sống, không phân biệt cấu trúc, trạng thái và bản chất của đối tượng bị nhiễm. Đặc điểm của tổn thương ion hóa là tác dụng trực tiếp hay gián tiếp những tồn thương đều phát triển theo thời gian tích lũy liều bị nhiễm. Giai đoạn đầu gọi là giai đoạn biến đổi sơ cấp. Giai đoạn 2 là giai đoạn ủ bệnh. Giai đoạn 3 là giai đoạn bị nhiễm “phóng xạ”. Ở giai đoạn này những biến đổi hóa sinh và sinh lý phát triển hết sức nhanh và xuất hiện các hiện tượng bệnh lý.
Phải nói rằng cơ chế tổn thương bức xạ ion hóa hiện nay hoàn toàn chưa rõ ràng, do đó có nhiều thuyết khác nhau.
Ngày nay mỗi khi có bão từ mọi người được cảnh báo, những ai bị bệnh thần kinh, tim mạch, huyết áp cao cần hạn chế đi ra khỏi nhà. Viện Hàn lâm khoa học Nga thống kê, mỗi khi có bão từ xẩy ra, số ca đột quỵ tăng từ 2 đến 2,5 lần.
Như vậy, kết quả nghiên cứu về tác hại của tia đất, đặc biệt mồ mả hài cốt đối với sức khỏe con người ở trên thế giới đến nay còn rất chung chung mơ hồ, chưa rõ ràng, nặng về suy đoán, đặc biệt tác hại từ mồ mả hải cốt hầu như không nhà khoa học nào nói đến. Chính vì không biết nguyên nhân, đặc biệt cơ chế gây bệnh thế nên vẫn chưa có giải pháp xử lý cũng như thuốc hiệu quả mà hoàn toàn chỉ mới khắc phục ở thế bị động dùng thuốc an thần…
Con người cũng như mọi vật chất khác đều thuộc 2 loại thuận và nghịch từ
Con người là vật chất như tất cả các thể vật chất có trong vũ trụ được cấu tạo từ rất nhiều phân tử; phân tử lại cấu thành từ vô số các nguyên tử, các nguyên tố thuộc bản tuần hoàn Mendeleev. Trong vật lý học đã xếp mọi vật chất ra 2 loại thuận từ và nghịch từ, con người chắc cũng không ngoại lệ. Do cấu trúc chức năng mà con người cũng như mọi thể vật chất khác được chia ra làm 2 loại thuận và nghịch từ, tức là có người thuộc nghịch từ, có người thuộc thuận từ. Tuy nhiên, số người nghịch từ chiếm đại đa số, còn số người thuận từ chiếm rất ít.
Như đã biết:
– Chất thuận từ (Paramagnetic substances), là chất có mômen từ nguyên tử nhỏ và không liên kết, nên các mômen này không tương tác với nhau do đó chúng ở trạng thái thường, tổng mômen từ bằng 0. Khi đặt vào từ trường ngoài, các mômen từ này có xu hướng xoay theo chiều của từ trường ngoài (cũng như sinh ra từ trường phụ), nên tính nghịch từ của từng nguyên tử không còn ý nghĩa. Các chất thuận từ điển hình là Al, Na, O2… Hình ảnh quen thuộc mà ta thấy là ôxy lỏng bị hút vào nam châm điện cũng chỉ quan sát thấy trong các nam châm mạnh bởi tính thuận từ cũng là tính chất yếu.
– Chất nghịch từ (Diamagnetic substances), là chất không có mômen từ nguyên tử. Tổng mômen từ của các điện tử trong chất bằng 0 khi không có từ trường ngoài. Tính nghịch từ là bản chất vốn có của mọi vật chất theo quy tắc cảm ứng điện từ (vật chất tác động vào nó và nó phản ứng lại là từ trường ngoài). Vì thế, chất nghịch từ có mômen từ âm và ngược với chiều từ trường ngoài. Các chất như Bi, H2O, Si, Pb, Cu… là các chất nghịch từ điển hình. Bình thường, ta không quan sát thấy hiện tượng nghịch từ vì tính nghịch từ là rất yếu trong các từ trường thông thường.
Hiện tượng từ hóa
Các chất trong tự nhiên khi đặt trong từ trường ngoài đều bị từ hóa (nhiễm từ). Tuy nhiên chỉ có một số rất ít chất có tính từ hóa mạnh, còn lại tuyệt đại đa số chất có tính từ hóa yếu.
Nguyên nhân của hiện tượng từ hóa ở các vật thuận từ và nghịch từ là do trong các phân tử của vật có các dòng điện kín. Các dòng điện này là do sự chuyển động của các electron trong nguyên tử tạo thành.
Khi các chất thuận từ và nghịch từ được đặt trong từ trường ngoài thì chúng bị từ hóa.
Hiện tượng sinh ra từ trường phụ (theo quy tắc cảm ứng điện từ) chống lại hay hưởng ứng của vật chất khi đặt trong từ trường ngoài gọi là hiện tượng từ hóa.Vậy từ hóa là quá trình thay đổi cấu trúc từ, mômen từ nguyên tử… của vật chất dưới tác dụng của từ trường ngoài. Tức là khi đặt vào từ trường ngoài, các mômen từ nguyên tử có xu hướng bị quay đi theo từ trường ngoài dẫn đến sự thay đổi về tính chất từ. Để đánh giá mức độ từ hóa của vật chất người ta dùng độ từ hóa. Độ từ hóa là một đại lượng vật lý nói lên khả năng bị từ hóa của một vật từ, được xác định bằng tổng mômen từ nguyên tử trên một đơn vị thể tích, hoặc một đơn vị khối lượng.
Như vậy, hiển nhiên con người cũng bị từ hóa mỗi khi có từ trường ngoài tác động. Khi bị từ hóa người nghịch từ không bị bệnh, ngược lại người thuận từ dễ dàng bị bệnh – bệnh này tác giả gọi là bệnh từ hóa – bệnh chưa có trong danh mục của nền Y học hiện đại. Như vậy, từ hóa là thuộc tính của mọi vật chất không loại trừ con người.
Người thuận từ dễ dàng bị từ hóa bởi từ trường của tia đất và mồ mả hài cốt.
Có 2 yếu tố cần và đủ để gây bệnh từ hóa, đó là:
- Có từ trường ngoài (từ trường của tia đất hoặc của hài cốt)
- Người thuộc loại thuận từ.
Khi bị từ hóa 2 bộ phận chịu tác dộng mạnh nhất là hệ thần kinh và hệ tuần hoàn.
Cơ chế tác động của từ trường ngoài lên hệ thần kinh và hệ tuần hoàn
Đối với hệ thần kinh
Như đã biết hệ thần kinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa mọi hoạt động của cơ thể, đồng thời bảo đảm cho cơ thể thích nghi hoàn toàn với ngoại cảnh.Hằng ngày, nó nhận hàng triệu mã thông tin từ các cơ quan cảm giác truyền về rồi tích hợp chúng lại để định ra các đáp ứng thích hợp. Toàn bộ hệ thần kinh được cấu tạo bởi những tế bào đặc biệt gọi là nơron (neurone), các luồng thông tin đi vào và ra khỏi hệ thần kinh đều được các nơron truyền theo một chiều nhờ một cấu trúc đặc biệt gọi là xynáp (synapse).
Đặc điểm của hệ thần kinh
Toàn bộ hệ thần kinh có khoảng 1.000 tỉ nơron. Mỗi nơ ron gồm các bộ phận sau: thân nơron,đuôi gai,sợi trục,xy áp (xynáp điện, xynáp hóa và xynáp trước, xynáp khe, xynáp sau). Mọi thông tin đi vào và đi ra khỏi hệ thần kinh đều được truyền qua nơron dưới dạng các xung động thần kinh. Các xung động này truyền đi theo một chiều nhất định nhờ chức năng dẫn truyền đặc biệt của các xynáp. Xung động thần kinh truyền đi trong nơron theo cơ chế điện học với tốc độ từ 50-100m/s, còn ở xynáp theo cơ chế hóa học. Điện thế nghỉ của màng nơron -70 mV và điện thế động 35 mV.
Khi một điểm trên màng nơron bị kích thích thì tại đó chuyển sang điện thế động (+35 mV) trong khi những điểm ở gần đó vẫn ở trong tình trạng điện thế nghỉ (-70 mV). Vì vậy, lúc này giữa điểm kích thích và các điểm xung quanh có một sự chênh lệch về điện thế hình thành trường điện. Sự chênh lệch điện thế này trở thành tác nhân kích thích những điểm xung quanh chuyển sang điện thế động. Những điểm này chuyển sang điện thế động thì sẽ tiếp tục kích thích các điểm kế tiếp. Cứ như vậy, điện thế động được truyền đi khắp nơron và được gọi là sự dẫn truyền xung động thần kinh – thực chất đó là dòng điện như trong chất bán dẫn. Đây là nơi xung yếu nhất trước tác động của từ trường ngoài.
Đối với hệ tuần hoàn
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, tốc độ của máu ở động mạch chủ là 0.5m/s và 0,0003-0.0005m/s ở mao mạch. Ngoài ra trong máu có hàm lượng sắt nhất định (chiếm 0.004% trọng lượng cơ thể). Sắt(Fe) là nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu tạo thành phần hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong các enzim như: catalaz, peroxidaza… Sắt(Fe) là thành phần quan trọng của nhân tế bào.
Hiệu ứng Hall và tác động của hiệu ứng Hall lên hệ thần kinh, hệ tuần hoàn
Hiệu ứng Hall
Hiệu ứng Hall là một hiệu ứng vật lý được thực hiện khi áp dụng một từ trường vuông góc lên một bản làm bằng kim loại hay chất bán dẫn hay chất dẫn điện nói chung (thanh Hall) đang có dòng điện chạy qua. Lúc đó người ta nhận được hiệu điện thế (hiệu thế Hall) sinh ra tại hai mặt đối diện của thanh Hall (mặt trong và ngoài và mặt đối diện của sợi trục). Tỷ số giữa hiệu thế Hall và dòng điện chạy qua thanh Hall gọi là điện trở Hall (làm chậm sự dẫn truyền xung động thần kinh), đặc trưng cho vật liệu làm nên thanh Hall (sợi trục). Hiệu ứng này được khám phá bởi Edwin Herbert Hall vào năm 1879. Quá trình kích hoạt này liên quan tới dòng điện, điện thế, tính dẫn, mật độ, dòng ion…
Tác động của hiệu ứng Hall lên hệ thần kinh
Có 2 thông số của hệ thần kinh rất dễ bị từ hóa khi có từ trường của tia đất nói chung và của hài cốt nói riêng, đó là:
- Tốc độ truyền dẫn thông tin của thần kinh rất lớn từ 50-100m/s),
- Điện thế động (được truyền đi khắp noron thần kinh) hay còn gọi là xung động thần kinh (thực chất đó là dòng điện chạy như trong chất bãn dẫn).
Khi bị từ hóa, một là cơ chế điện học ở sợi trục bị lực từ tác dụng phân bố lại các ion Na+, K+ và Cl– theo hiệu ứng Hall, đồng nghĩa với việc làm nghẽn mạch gây đoản mạch làm chậm truyền dẫn thông tin, hai là từ trường riêng của các noron lúc đầu xắp xếp hỗn loạn (tổng từ trường ở bộ não bằng không) khi có từ trường ngoài tác dụng lập tức chúng hưởng ứng định hướng theo từ trường ngoài làm cho sự dẫn truyền xung động thần kinh bị chậm lại (nghẽn mạch).
Tác động của hiệu ứng Hall lên hệ tuần hoàn
Như đã đề cập ở trên, Sắt (Fe) là thành phần quan trọng của nhân tế bào, đồng thời Sắt(Fe) là một chất ‘thuận từ’. Do đó người thuận từ khi đi vào vùng từ trường của tia đất và hài cốt (từ trường ngoài) đủ lớn (gấp hơn 1000 lần từ trường của người thuận từ) nên từ trường trong cơ thể mất cân bằng, không còn ở trạng thái 0 ban đầu, hình thành tức khắc từ trường phụ, các vùng từ của hệ thần kinh và tim mạch sẵn sàng hưởng ứng với chiều của trường ngoài (tia đất, hài cốt) do đó thần kinh rơi vào trạng thái tê liệt (mất phương hướng), còn ở hệ tim mạch có hiện tượng co thắt ngực, khó thở, choáng, ngất. Nếu đang tham gia giao thông rất dễ tự gây tai nạn.
Bệnh từ hóa
Diễn biến quá trình tác động của từ trường ngoài do tia đất, hài cốt lên hệ thần kinh và hệ tuần hoàn hình thành từ trường phụ và gây biến đổi hiệu ứng vật lý trong 2 hệ này chính là hiệu ứng Hall làm nghẽn sự truyền dẫn xung động thần kinh và dẫn truyền máu, đó chính là hệ quả của quá trình từ hóa, ở người gọi là bệnh từ hóa.
Đặc điểm của hiện tượng từ hóa này là các vùng từ (domain từ) nằm trong sợi trục không quay trở về vị trí ban đầu khi cất bỏ từ trường ngoài. Hiện tượng này được gọi là nhiễm từ. Cho nên, người bị bệnh từ hóa không thể tự khỏi, mặc dù có chuyển đi ở nơi mới với giả thiết là nơi mới không có nguồn từ ngoài. Có thể lấy hình ảnh con dao hay kéo sắt bị cục nam châm hút, sau khi cất cục nam châm đi, con dao cái kéo sắt không những không mất từ tính mà còn trở thành như cục nam châm, tiếp tục hút được con dao, cái kéo sắt khác.
Công Ty CP Nghiên Cứu Môi Trường Tia Đất Bảo Vệ Sức Khỏe
Chủ tịch HĐQT
TS. Vũ Văn Bằng
(Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ công việc vui lòng liên hệ số: 0914 374 333 – 0913 203 452 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi TẠI ĐÂY. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!)