Cơ sở khoa học của phương pháp
Vấn đề tìm mồ mả hài cốt thất lạc trên thế giới cũng như trong nước đến nay chưa được nghiên cứu đến, có lẽ đây là bài toán khó không giải nổi. Ngay cả đến nước Mỹ văn minh hiện đại là thế, nhưng khi đi tìm lính Mỹ chết trận ở Việt nam năm xưa cho đến nay vẫn chỉ dựa vào tài liệu tọa độ ghi lại sau trận đánh. Hay như nước Nhật với nên khoa học tiên tiến, khi thảm kịch động đất sóng thần năm 2011 diễn ra, gần 20.000 người đã bị vùi lấp, cho đến nay vẫn có nhiều tốp người đi đào bới mò chỉ với chiếc cuốc, chiếc xẻng thô sơ hết ngày này qua ngày khác. Như vậy, khoa học hiện đại chưa vào cuộc. Trong khi đó ở Việt Nam, Công ty CP nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe đã thành công giải được bài toán khó này, đó là tìm ra “Phương pháp tìm mồ mả hài cốt thất lạc” vô cùng hiệu quả. Tác giả chính của công trình khoa học này không ai khác là TS. Vũ Văn Bằng.
Cơ sở khoa học thứ nhất là “ Thuyết bức xạ từ tiềm khởi”
- Nghiên cứu sự khác nhau giữa cơ thể khi sống và chết
Khác với cơ thể sống, tử thi, hài cốt người -vật chất, cấu trúc chức năng thay đổi như thế nào ?
- Nghiên cứu sự phát sinh các trường vật lý xung quanh hài cốt
Sự tương tác các trường vật lý giữa tử thi và hài cốt với môi trương xung quanh diễn ra như thế nào ?
—> KẾT QUẢ ĐÃ PHÁT HIỆN CÓ TRƯỜNG VẬT LÝ MẠNH BỨC XẠ RA TỪ HÀI CỐT – ĐÓ LÀ TỪ TRƯỜNG
Những trường vật lý bức xạ ra từ tử thi và hài cốt
Tử thi và hài cốt cũng luôn bức xạ ra môi trường xung quanh trường từ, tuy nhiên không đầy đủ như khi con người còn sống, nhưng ngược lại độ cảm ứng từ B rất lớn, lớn hơn gấp hàng nghìn lần. Vì khác thường, nên trường này được TS. Vũ Văn Bằng gọi là “từ trường dị biệt” để phân biệt với từ trường có nguồn gốc thông thường khác
Con người từ xa xưa đã được ví lá ‘tiểu vũ trụ’. Vì vậy, cái chết của con người được coi như cái chết của những siêu sao hình thành hố đen. Trong quá trình tỏa sáng, những siêu sao này dần bị mất năng lượng. Sự mất năng lượng lớn đến một mức nào đó sẽ tạo ra đối áp xuất khiến cho cấu trúc vật chất của nó đổ sụp vào trong. Tức là siêu sao đã chết. Einstein đã hình dung ra hiện tượng “suy sụp hấp dẫn” tồn tại trong không gian vũ trụ của những siêu sao có khối lượng cực lớn. Tương ứng với khối lượng đó là một trường hấp dẫn cực mạnh bao quanh. Kích thước của nó co lại một cách nhanh chóng để cuối cùng trở thành một hố đen, một vùng gồm toàn trường lực hấp dẫn mạnh. Như vậy, xét theo luật thiên nhân tương ứng, khi con người chết cũng hình thành nên trường lực hấp dẫn mạnh – “hố đen” (một bên là hố đen các siêu sao chết, một bên là “tử thi” – con người chết). Đến nay, TS. Vũ Văn Bằng đã chứng minh đó chính là từ trường dị biệt với trường của những hạt sơ cấp cùng tồn tại.
Nhà vật lý học người Ba Lan, Slawinski phát hiện ra khả năng bức xạ photon của cơ thể sống với cường độ cỡ 10 – 1000 photon/s/cm2. Khi con người chết đi, bức xạ này tăng lên gấp hơn 1000 lần. Sự lóe sáng này chính là để tăng năng lượng cho sự “suy sụp hấp dẫn” nói trên, tăng cường độ cho trường điện từ tổng của cơ thể con người khi chết. Theo vật lý hiện đại, thế giới vật chất hạ nguyên tử không gồm các hạt cơ bản nằm rời rạc, độc lập với nhau, mà như một tấm lưới phức tạp chứa toàn những mối liên hệ của những phần tử trong cái toàn thể không gian rỗng. Cái nút liên hệ ấy là nơi tập trung khối lượng “m”. “m” ở đây không giống như đồ vật xung quanh ta mà là một vật thể siêu hình (cỡ lượng tử). Đó chính là hình ảnh cấu trúc của từ trường dị biệt và trường microlepton cuốn theo mà TS. Vũ Văn Bằng đã phát hiện.
Theo kết quả nghiên cứu của ông thì ngay sau khi cơ thể sống chết đi, lập tức xác chết ấy chuyển sang một dạng vật chất hoàn toàn khác. Hai thể vật chất sống và chết, hay nói cách khác là hai trạng thái sống và chết lúc này hoàn toàn đối lập nhau về cấu trúc và chức năng.
Như vậy, tử thi chỉ còn lại là những vật chất vô cơ và hữu cơ thông thường không hơn không kém, như mọi vật chất khác đang tồn tại trong tự nhiên. Tuy nhiên, có những đặc trưng khác rất cơ bản để hình thành trường từ riêng mà khoa học vật lý và y học ngày nay đã bỏ qua hoặc chưa biết tới:
“Tử thi” (người chết) tuy là khối vật chất nhỏ bé, nhưng chứa nhiều các nguyên tố hóa học khác nhau nhất so với các thể vật chất khác cùng tồn tại trong tự nhiên, nên các phản ứng hóa-lý vẫn liên tục diễn ra nhưng với chiều ngược lại và cũng sôi động không kém khi còn là cơ thể sống, đặc biệt vi khuẩn tấn công rầm rộ gọi là sự phân hủy. Đặc biệt quá trình phân hủy này, các phản ứng hóa-lý diến ra trong “tử thi” và trong đất chôn thuộc “hệ kín” – hiểu theo nghĩa tương đối. Nên sự phân ly ion, phân cực diễn ra với tốc độ vừa nhanh vừa mạnh hơn cả khi sống. Chỉ khác là không hỗn độn như khi sống mà được định hướng theo từ trường ngoài (chủ yếu là từ trường Trái đất), nhờ hiệu ứng Hall dẫn đến mặt ngoài của tử thi hầu hết tích điện âm. Như vậy ở tử thi cùng lúc có 3 loại trường từ bức xạ ra, đó là:
-
- Trường điện từ hình thành từ các phản ứng hóa – lý.
-
- Trường bức xạ từ hệ xương. Đặc biệt mạnh là xương hộp sọ, xương sống vì trong đó có các nguyên phân tử của tủy sống và não (hệ thần kinh) đang hoặc đã phân hủy.
-
- Trường bức xạ từ từ hệ dung dịch trong tử thi, đặc biệt dạ dầy.
- Trường microlepton cuốn theo của các hạt hạ nguyên tử (hạt sơ cấp).
Các loại trường từ này bức xạ ra xung quanh lập tức bị từ trường Trái đất tác dụng (chủ yếu thành phần Z) và chúng định hướng cùng với thành phần Z này, tức là “tử thi” có momen từ khác không.
Khi xác chết được đưa vào áo quan và chôn xuống đất, tử thi một lần nữa nằm trong “hệ kín” kép là áo quan và môi trường đất vây quanh. Do đó, ngoài trường bức xạ từ của phản ứng hóa-lý vốn có trong tử thi lúc này lại được mạnh lên nhờ nước ngầm trong đất tiếp sức, còn xuất hiện thêm 2 trường bức xạ từ nữa là:
-
- Giữa xác chết với áo quan
- Giữa xác chết + áo quan với môi trường đất vây quanh.
Vì vậy từ trường tổng của tử thi và hài cốt sẽ rất lớn. Điều đó được chứng minh qua máy đo từ BXT-13 của TS. Vũ Văn Bằng như sau:
-
- Đối với nghĩa địa, vùng không gian từ dị biệt bức xạ ra với bán kính từ 200 – 250m.
- Đối với mộ đơn (hài cốt lẻ), vùng không gian từ dị biệt bức xạ ra với bán kính từ 100 – 150m.
Tức là với Máy BXT-13 ở những khoảng cách này đã có hiệu ứng với trường này theo nguyên lý tương tác điện – từ, cảm ứng điện từ và tương tác từ – từ. Giá trị độ cảm ứng từ B đo được khá lớn trên dưới 2000nT (nano tesla).
Tất cả các trường này được gọi chung là “Từ trường dị biệt”
Những tính chất đặc biệt của từ trường dị biệt
- Tính chất của vật liệu từ là hút và đẩy, nhờ tính chất này mà có thể nhận biết vị trí mồ mả, hài cốt bằng máy do TS. Vũ Văn Bằng tự chết tạo theo nguyên lý điện – từ, cảm ứng điện từ, tương tác từ – từ. Với thiết bị đo này, từ cụ ly xa 200 – 250m hoặc lớn hơn có thể nhận biết vị trí nghĩa địa; cự ly 100 – 150m có thể nhận biết vị trí có mồ mả, hài cốt lẻ.
- Tính chất có thể phân chia, như đã biết, một cục nam châm khi đập nhỏ ra, những mảnh nhỏ vẫn là nam châm. Tính chất này là tính chất đặc trưng của nam châm. Hài cốt cũng có tính chất tương tự, nhờ tính chất này mà TS. Vũ Văn Bằng đã tìm cho nhiều gia đình những mẩu xương còn xót khi cải táng (cất bốc, di dời), cũng như nhặt hết các di cốt liệt sỹ đã phân hủy tại thực đia.
- Tính nhiễm tức khắc và lưu giữ, một tính chất đặc biệt khác của từ trường dị biệt là tính “nhiễm từ” ra môi trường xung quanh khi thi thể người chết hoặc hài cốt tiếp xúc với môi trường đó. Nhờ tính chất này mà với thiết bị đo của mình, TS. Vũ Văn Bằng có thể nhận biết được trường lưu nhiễm này ở những vị trí mà người chết đã nằm như chết do tai nạn giao thông, chết đuối, treo cổ… thậm chí kể cả tiểu sành, ván sau khi cải táng, đặc biệt là đất chôn mức độ lưu nhiễm nặng nề hơn cả.
- Tính có hại, trong lĩnh vực tia đất nói chung, từ trường dị biệt được xếp vào loại tia đất tiêu cực, tức là có hại tới sức khỏe con người. Sự có hại thể hiện ở hai mặt, một là cơ thể con người hoàn toàn là vật chất hữu cơ, khi chết và chôn sâu dưới đất thì xác chết sẽ diễn ra quá trình phân hủy. Quá trình này hình thành những chất độc hại làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; đặc biệt virut, vi khuẩn gây bệnh có điều kiện phát triển tối đa. Hai là, từ trường dị biệt là trường xoáy với cường lực lớn chiếm không gian rộng, cũng như bão từ tác động có hại chủ yếu đối với hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Những người ốm yếu, trẻ em, người già, người bị bệnh thần kinh, cao huyết áp… nếu tiếp xúc với từ trường này rất dễ mắc các chứng như đau đầu, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi… TS Vũ Văn Bằng gọi những trường hợp này là bị ‘nhiễm từ’ hay mắc ‘bệnh từ hóa’.
(Tìm hiểu thêm về ‘Bệnh từ hóa’ tại đây).
Tóm lại, bức xạ trường từ dị biệt từ tử thi, hài cốt là trường vật chất mang hiệu ứng từ xoáy với lực từ mạnh, rất có hại cho sức khỏe người sống, đặc biệt đối với người ‘thuận từ’, do độ cảm ứng từ B thường vượt ngưỡng cho phép (>600 nT). Hoàn toàn không phải là linh hồn, hồn ma, ma quỷ mang đậm màu sắc mê tín như nhiều người thường nghĩ. Về bản chất, ‘từ trường dị biệt’ cũng là từ trường.
Nguồn sinh ra từ trường này là từ mồ mả hài cốt ở nghĩa trang nghĩa địa hoặc ở vị trí tai nạn chết người xẩy ra ở trên mặt đường. Đối với trường hợp tai nạn trên mặt đường quá trình hình thành dị thường từ là quá trình nhiễm từ tức khắc từ thi thể nạn nhân. Quá trình này diễn ra vô cùng ngắn ngủi, có thể nói là tức khắc như để lại dấu vân tay trên các vật mỗi khi con người tiếp xúc với nó, như đã phân tích ở phần trên. Không gian bức xạ từ của hài cốt có dạng như hình vẽ dưới (do tác giả đo và thiết lập), kể cả vùng nhiễm từ của những nạn nhân chết do tai nạn giao thông cũng bức xạ không gian từ như hài cốt.
– Trường bức xạ từ dị biệt của hài cốt đo được trên mặt đất có dạng sơ đồ dưới:
Hai hình vẽ trên biểu diễn sự tương quan giữa momen lực từ và chiều sâu cũng như kích thước của hài cốt thông qua trường BXT dị biệt (tài liệu thực tế minh họa do TS. Vũ Văn Bằng thiết lập).
Công Ty CP Nghiên Cứu Môi Trường Tia Đất Bảo Vệ Sức Khỏe
Chủ tịch HĐQT
TS. Vũ Văn Bằng
(Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ công việc vui lòng liên hệ số: 0914 374 333 – 0913 203 452 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi TẠI ĐÂY. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!)