“Đất lành đất dữ” theo quan niệm của người Việt
Hiện nay có một thực trạng là sức khỏe của con người không những chịu tác động tiêu cực bởi môi trường đất – đất nơi ở, làm việc và hoạt động sinh sống của con người, mà còn chịu ảnh hướng ngày một nặng nề, thậm chí đến mức nguy hại bởi môi trường này. Ấy vậy, cho đến nay ở thời đại công nghiệp 4.0, mọi người vẫn hiểu mơ hồ về nó, đặc biệt nặng về khía cạnh “tâm linh”, nào là:
- Địa linh nhân kiệt,
- Đất lành đất dữ,
- Đất lành chim đậu,
- Thần linh thổ địa,
- Long mạch huyệt vị,
- Đất có Thổ công, sông có Hà Bá…
Tất cả những điều trên chỉ là sự cảm nhận, suy tưởng và áp đặt, “Linh, lành, dữ,…” do yếu tố gì quyết định? “Thần, Thổ, Hà…” là gì vậy? Còn khái niệm “Long mạch huyệt vị”(LMHV) hoàn toàn vay mượn từ Phong thủy cổ Trung Hoa, nhưng rất tiếc đây cũng chỉ là khái niệm suy diễn, áp đặt, đặc biệt theo định nghĩa thì chỉ có ở Trung Quốc, còn ở Việt Nam không có.
(Người Trung Hoa xưa sùng bái rồng (con vật không có thật, do tưởng tượng mà có). Cho nên dùng “long” để đặt tên, sơn mạch gọi là long mạch. Để tìm long mạch, trước hết phải xác định bằng được núi tổ, từ đây sẽ phân biệt long mạch to (chính) hay nhỏ (phụ), do đó mà biết sức khỏe tốt hay xấu. Cách phân biệt núi tổ phải dựa vào nguồn nước. Ngoài tìm nguồn nước để xác định núi tổ, còn phải quan sát hình thế, tức là quan sát núi.
Phong thủy Trung Hoa coi Côn Lôn là cội nguồn của long mạch là địa chủ (đầu của đất), cho rằng các núi lớn trong thiên hạ đều do Côn Lôn kéo dài ra hoặc chi mạch. Dương quân Tùng đời Đường trong “Long kinh” viết “Côn Lôn là xương sống của trời đất, trấn giữ thiên tâm (trái tim trời) là vật khổng lồ, cũng như con người có xương sống, xương cổ, có tứ chi nổi lên. Tứ chi chia thành 4 thế giới, bốn mạch ở nam bắc tây đông. Cho nên theo Phong thủy cổ Trung Hoa thì long mạch là những mạch núi bắt nguồn từ núi ‘mẹ’ Côn Lôn bên Trung Quốc).
Khoa học vào cuộc
Trong khi đó, khoa học kể cả trong cũng như ngoài nước, hầu như bỏ quên lĩnh vực này. Cho mãi đến những năm cuối của thế kỷ 20 từ nhu cầu phải bảo vệ Trái đất trước những tai họa sinh thái do con người gây ra (khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozon, hiện tượng nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng xuất hiện…), ở nhiều quốc gia bắt đầu hình thành những chuyên ngành mới như: địa hóa cảnh quan, địa hóa sinh thái, địa chất sinh thái (Ecological geology).
Vào năm 1996, nhóm Địa chất y học đầu tiên được IUGS thành lập. Nhưng phải đến năm 2000 ngành Địa chất y học mới chính thức được thành lập bởi Hội Địa chất quốc tế và chương trình IGCP 454 được UNESCO và IUGS tài trợ.
Địa chất y học (Geomedicine) hay Địa y học (Medical geology) chuyên nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường địa chất gồm: thổ nhưỡng, đất đá, khoáng vật, nước dưới đất, các hoạt động kiến tạo – địa động lực, các trường địa vật lý tồn tại trong phần trên cùng của thạch quyển… với sức khỏe con người và hệ sinh thái. Địa chất y học chỉ nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh mà không chữa bệnh (Bunnell, 2004).
Những nội dung nghiên cứu chính của Địa chất Y học là:
-
- Sự phân bố, hành vi địa hóa, tác động sinh học của các nguyên tố thiết yếu và độc hại trong môi trường địa chất;
-
- Liều lượng, ngưỡng sinh địa hóa của các nguyên tố và hiệu ứng của chúng lên cơ thể;
-
- Tác dụng tăng cường hoặc ức chế giữa các nguyên tố trong môi trường có ảnh hưởng đến cơ thể sống;
-
- Đường phơi nhiễm, điểm phơi nhiễm và tính khả dụng sinh học của các nguyên tố lên cơ thể;
-
- Những dị thường địa chất sinh thái, đới địa bệnh nguyên và những bệnh địa phương có căn nguyên từ môi trường địa chất;
-
- Sự ô nhiễm môi trường địa chất do những hoạt động nhân sinh và tác động đối với cơ thể;
-
- Phản ứng của cơ thể đối với những tác động của môi trường địa chất;
- Việc sử dụng những tài nguyên địa chất vào mục đích chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Tuy là vậy, nhưng sản phẩm nghiên cứu của ngành Địa chất Y học cho đến nay có khối lượng chưa nhiều. Đã vậy, lại chỉ tập trung chủ yếu vào sinh địa hóa (có lẽ lĩnh vực này còn tương đối dễ nghiên cứu), trong đó nước ngầm là chính. Các trường vật lý địa chất hiện tại vẫn bị bỏ ngỏ. Địa chất Y học ở nước ta cũng nằm trong bối cảnh tương tự.
Trước thực trạng sức khỏe công đồng có chiều hướng ngày một xấu đi, môi trường đất nơi ở, làm việc và hoạt động sinh sống của con người lại không được giới khoa học quan tâm nghiên cứu. Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe, dưới sự chủ trì của TS. Vũ Văn Bằng đã không quản ngại trước một lĩnh vực hoàn toàn mới và tưởng chừng vô cùng xa vời này, đã vừa xác định chính xác mục tiêu vừa xây dựng thành đề tài nghiên cứu bài bản với kinh phí tự trang trải và độc hành trên con đường nghiên cứu ngay từ năm 2005.
Kết quả không gì khác là đã tìm ra các trường vật lý địa chất, đặc biệt trường vật lý bức xạ ra từ những dị thường địa chất như: đứt gẫy địa chất kiến tạo, hang động ngầm, các dòng chảy ngầm, trượt lở, xói ngầm… và được gọi là “Từ trường tiềm khởi” (tên gọi phổ thông là “Tia đất”) khác với dị thường từ trong địa chất.
Đặc biệt từ trường bức xạ lên từ mồ mà hài cốt, nghĩa trang nghĩa địa… được gọi là “Từ trường dị biệt”. Loại từ trường nay đến nay các nhà khoa học vật lý, y sinh thế giới cũng như trong nước chưa hề nghiên cứu và biết tới. Hơn thế nữa, mặt tiêu cực của chúng đối với sức khỏe con người cũng đã được TS. Vũ Văn Bằng nghiên cứu tìm ra.
Mặt tiêu cực của “Từ trường tiềm khởi” và “Từ trường dị biệt” chính là một nguyên nhân giấu mặt bấy lâu của căn bệnh tâm thần và tim mạch mà ngành Y thế giới và trong nước phải bó tay, trong nhiều trường hợp bệnh tâm thần có nguyên nhân từ 2 loại từ trường này. Bệnh tâm thần và tim mạch có nguyên nhân từ đây được TS. Vũ Văn Bằng đặt tên là “Bệnh từ hóa ở người”.
(Tìm hiểu thêm về “Bệnh từ hóa” tại đây)
Tìm ra nguồn gốc của bệnh, biết bệnh rồi vấn đề đặt ra tiếp theo không kém phần nan giải là tìm phương pháp phát hiện và ngăn chặn từ xa cũng như “thuốc chữa trị”. Chỉ 1 năm sau đó, chế phẩm (thuốc) đề phòng và điều trị “Bệnh từ hóa” đã ra đời. Đến năm 2016 Bộ Giao thông Vận tải đã ra quyết định số 2640/BGTVT-ATGT, ký ngày 14/03/2016 chấp thuận sử dụng sản phẩm này cho công trình xử lý triệt tiêu các điểm đen giao thông trên QL5 đoạn đi qua tỉnh Hải Dương.
Sở dĩ có sự chấp thuận này là dựa trên cơ sở kết quả của Đề án: “Nghiên cứu tìm nguyên nhân và giải pháp triệt tiêu điểm đen trên QL5 đoạn đi qua tỉnh Hải Dương” năm 2014. Đề án do Bộ Giao thông quản Lý, TS. Vũ Văn Bằng chủ nhiệm và Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam chủ đầu tư. Đề án thành công hơn mong đợi và chỉ rõ rằng “Một trong những nguyên nhân hàng đầu của đoạn đường thường xẩy ra tai nạn là “Tia đất và Từ trường dị biệt”.
TS. Vũ Văn Bằng không chỉ dừng lại ở đây mà còn tiếp tục nghiên cứu cả sang lĩnh vực an toàn bay cho ngành hàng không, đặc biệt cho các đường bay tầm thấp ở Việt Nam. Nguyên nhân của gần 50 vụ tai nạn máy bay rơi ở Việt Nam từ năm 1954 đến nay, ông đã xác định được chủ yếu là do “từ trường dị thường” từ dưới mặt đất, tương tự như vùng “Tam giác quỷ Bermuda”. (Năm tới sẽ có Hội thảo khoa học về đề tài này).
Như vậy, môi trường đất mà con người sinh sống trên nó hoàn toàn không hề yên lành như nhiều người tưởng. Trước mắt ta dễ dàng nhận ra 3 tác hại của nó đối với con người là:
- Sức khỏe giảm sút: bệnh tâm thần và tim mạch;
- Tai nạn giao thông đường bộ;
- Tai nạn giao thông đường bay.
(còn nữa)
Công Ty CP Nghiên Cứu Môi Trường Tia Đất Bảo Vệ Sức Khỏe
Chủ tịch HĐQT
TS. Vũ Văn Bằng
(Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ công việc vui lòng liên hệ số: 0765 36 46 56 – 0967 235 486 – 0913 203 452 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi TẠI ĐÂY. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!)
2 thoughts on ““Đất lành, đất dữ” – ảnh hưởng của môi trường đất tới đời sống con người”